TÔ HOÀI
nhà văn
BA NGƯỜI KHÁC
tiểu thuyết
NXB. Đà Nẵng, 2006
Bản vi tính:
Talawas:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8900&rb=0102
& VN thư quán:
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m
3237n4ntnmn0n31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=
LỜI NHÀ XUẤT
BẢN
.
(Một đóng góp vào
bức tranh toàn cảnh
của thời kỳ cải
cách ruộng đất
Người viết:
Đà Linh)
.
.
Câu chuyện này có thể được coi là một
mảng kư ức trong cuộc đời nhà văn Tô Hoài. Và kư ức, có thể tương ứng,
trùng với điều đă diễn ra, nhưng cũng có điều chỉ ở trong tâm tưởng. Có
chi tiết thực, nhưng cũng có chi tiết là sản phẩm của sự tưởng tượng,
rồi thêm thắt "mắm muối" - v́ thế mới định dạng là tiểu thuyết.
Một câu chuyện đă lùi xa hơn nửa thế kỷ,
từ một đội công tác cải cách xuống các vùng, miền. Mỗi người một hoàn
cảnh, xuất thân, nhưng nh́n chung hiểu biết c̣n nhiều hạn chế, có người
là "tiểu tư sản" nhưng kiến thức mới cấp I (primaire), bản năng, hồn
nhiên đi vào cải cách trong buổi giao thời (kháng chiến chống Pháp).
Nội dung không vẽ lại diện mạo của cuộc
cải cách, mà đi sâu vào khía cạnh con - người, thế cuộc, qua những nét
sinh hoạt, tác vụ xoay quanh họ. Do có độ lùi cần thiết, tác giả đă nhận
chân những nét bản năng, ấu trĩ, kể cả những sai lầm, tội lỗi của những
con người cụ thể (mà họ c̣n chưa ư thức được), ở đội công tác cụ thể,
trong bối cảnh nhận thức chung ở các vùng miền, nhất là nông thôn, vùng
sâu xa c̣n nhiều yếu kém. Thậm chí có những chỗ u tối, "sinh hoạt như gà".
Các quan hệ cũ th́ nhiều phần lạc hậu, những quan hệ mới chưa được xác
lập rơ, c̣n những nhá nhem xấu - tốt, địch - ta, các anh đội - gia đ́nh
rễ chuỗi, nhiệm vụ - nhận thức, t́nh cảm - tội lỗi, địa chủ - hay không
phải, người - ngợm... Một mảng tranh thời kỳ đầu cải cách khá sinh động,
những bỡ ngỡ, sự nghèo khó, sự chất phác, mộc mạc, cả thô ráp, mù tối,
lối sống chưa đạt tầm "tiểu nông", đôi phần hoang dă của con người được
thể hiện qua cách dẫn chuyện lôi cuốn.
Kết quả, đội công tác ấy không hoàn
thành nhiệm vụ, mắc những thiếu sót khuyết điểm, thậm chí có người sau
này mắc tội lớn với nhân dân - đi cải cách mọi nhà, nhưng lại không "cải
cách" chính ḿnh! (ngay cả điều này họ cũng không hiểu nốt). Chính v́
vậy, các cấp đă phải cử những đội khác tiếp tục sửa sai. Và Ba con-người
trong đội ấy trở nên Ba người khác, không c̣n được đi tiếp cùng đồng chí,
đồng đội trên chặng đường tiếp theo của sự nghiệp cách mạng. Sự phân hoá,
tha hoá cũng đă thực sự diễn ra theo hướng "bi kịch" cho chính những
người trong đội công tác ấy, và cả những nạn nhân của họ (có thể tiếp
tục nội hàm "bi kịch" này...). Có kẻ đă trốn lủi vào Nam, khoác lên tấm
áo "chiêu hồi". Người th́ thân phận "bèo dạt mây trôi" kể từ đó.
Nói là kư ức - nhưng đây là kư ức của
người trong cuộc, nên dưới ng̣i bút tinh diệu của tác giả, những phận
người nửa hư nửa thực như: Tôi, Tư Nhỡ, đội trưởng Cự... hay hư ít mà
phần thực nhiều như bác Diệc, thằng Vách, cô Duyên, bố con ông Cối, địa
chủ Th́n... khiến ta có cảm giác đă biết họ, mới thấy thêm cái tài t́nh
trong nghệ thuật dẫn chuyện. Cách dẫn (giọng chủ) tưởng chậm răi, rề rà,
nhẩn nha nhưng t́nh tiết câu chuyện lại được khéo léo đưa đẩy tạo những
diễn biến, thay đổi khá nhanh, đôi phần bất ngờ kịch tính. Tác giả thực
sự là một bậc thầy trong khai thác chi tiết, và chính những chi tiết
sinh động thuyết phục người đọc.
Câu chuyện không giải đáp câu hỏi bao
nhiêu phần sự thật (Nhưng có một sự thật trong tâm thức đầy ẩn mật của
tác giả) mà lại làm nên sự ngạc nhiên bởi sự chọn lựa cách viết rất mới
mẻ, trẻ trung về một kư ức xưa cũ. Ngạc nhiên, bởi tác giả đă qua tuổi
bát tuần. Thậm chí có thể có ư kiến nhầm lẫn cho rằng lối viết có điểm "tự
nhiên chủ nghĩa" (như giai đoạn trước cách mạng). Do vậy, càng cần khẳng
định sự t́m ṭi của tác giả trong cách thể hiện tác phẩm này là một nỗ
lực đáng kinh ngạc. Ông vẫn "lội ḍng" theo kịp với cách viết mới (mà
nhiều nhà văn trẻ ngày nay chưa làm được), điều này gợi tới lối viết hậu
duy nhiên (Postnaturaliste), cách viết có tính "giải thể" lối viết cũ,
đưa cái nh́n "lâm sàng" để lột trần cái kư ức "mờ mờ tỏ tỏ" mà tác giả
đă mang theo hơn nửa thế kỷ. Chính những giày ṿ, trăn trở, khổ tâm từ
những thảm trạng kinh hồn của cải cách ruộng đất thuở nào, vẫn âm ỉ, dền
réo ngày một nặng hơn qua chặng đường dài - là dưỡng chất tạo nên tác
phẩm này.
Gấp tập sách lại, ta thấy hiện ra bức
tranh toàn cảnh của thời kỳ cải cách ruộng đất, bức tranh ấy c̣n hụt,
khuyết một số mảng. Tin rằng, Ba người khác sẽ lấp vào đầy thuyết
phục một trong những chỗ khuyết, hụt ấy.
Nguồn:
Nguyên bài viết là Lời giới thiệu
của NXB. Đà Nẵng (do nhà văn Đà Linh viết) cho tiểu thuyết Ba người
khác của Tô Hoài. Đầu đề cho bản đăng trên Talawas do toà soạn
Talawas đặt.
Nguyên văn lời giới thiệu của Talawas:
Mười bốn năm sau khi hoàn thành bản
thảo, tác phẩm Ba người khác của nhà văn lăo thành Tô Hoài nay đă
chính thức ra mắt bạn đọc và đang được dư luận đặc biệt chú ư. Trong
những ngày qua, chúng tôi [Talawas - ct.] đă có dịp đăng một số bài viết
về tác phẩm này. Được sự cho phép của tác
giả, Talawas chủ nhật ḱ này hân hạnh giới thiệu toàn văn
Ba người khác đến bạn đọc.
Talawas.
________________________________
Xem sách theo link
"VN thư quán":
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m
3237n4ntnmn0n31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=
________________________________
Về cải cách ruộng đất với
những cuộc đấu tố trong thời kháng chiến chống Pháp, có thể đọc thêm
chương sáu (VI) "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu
chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đă sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần
hai) và 2003 (lần ba):
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/mua_hbsong.htm
Tạp chí điện tử Giao Điểm tháng 6-2005:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm
Bản
PDF:
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/muahbsong_2003.pdf
16-01 HB7
________________________________
Ngày tháng
đưa lên web. & bổ sung trang này:
03-01 HB7 (2007)
16-01 HB7
Trở về trang ngỏ &
mục lục trang của những người cùng thời / 1asphost
http://c.1asphost.com/TrXuan
An/an/trangcnncthoi/trangcnncthoi.htm
hoặc:
Trang ngỏ &
mục lục của tuyển tập thơ - văn - luận của những người cùng thời /
Google
http://www.tranxuanan-trangcnncthoi.blogspot.com
( xem tiếp văn của những
người cùng thời -- trang 7 )