Phần hai
NHỮNG T̀NH THƠ THUỞ ĐÓ
THƯA NGỎ
VỀ MỘT MÙA HƯƠNG THƠ CŨ
tuổi mười bảy
con ốc mượn hồn
làm thơ cho
người lớn
họ bạc đầu
v́ trắc trở yêu
nhau
và yêu nhau lúc
trót bạc đầu!
bao câu chữ bụi
thời gian vùi cũ
giấy trắng úa
vàng, mực biếc nguyên màu!
chưa nửa cuối
tuổi bốn mươi, ngoảnh lại
lốc xoáy niềm cổ
xưa – vực xoáy trời sâu
tấm ḷng và chút
t́nh
riêng một giọng
thơ, khẽ hát?
ư thơ và tứ thơ,
loé sáng trên nhàm nhạt?
có lúc nào cũ
trơ?
thơ Nôm cổ! Dịch
lại hồn Nguyễn Trăi
bằng chất trong
veo ngôn từ Việt bây giờ
thay những chữ
chết rồi, Người sống lại
năm trăm năm,
nguyên nỗi thật niềm mơ
sắc đỏ trái tim
xưa sau mới măi?
con ốc mượn hồn
tuổi hoài mười bảy
vẫn nỗi đời xoáy
lốc không ngờ?
dẫu bụi thời
gian cuộn xoáy.
THÁNG NGÀY
ngân nga nguyệt
rụng dốc dài
tôi già nua với
tháng ngày tương tư
đường đi gió lốc
bụi mù
bụi chiêm bao
toả ra từ đắm say
chim bay tự trái
tim này
lê thê mấy dặm
đường mây t́m người
vàng thu vàng cả
đời tôi
hững hờ, em chải
tóc soi trăng tṛn
vi vu, tiếng sáo
ngợp hồn
đêm em rồi sẽ
chập chờn xót cay
ngân nga nguyệt
rụng vàng bay
em già nua với
tháng ngày kiêu sa!
ăn năn, rượu
ngấm la đà
khẩn cầu em, em
măi là trăng xưa.
1973.
MƯA CAO
NGUYÊN
chiều hôm nay
trời mưa thênh thang
em mang áo ấm và
khăn quàng
cài nghiêng vành
nguyệt trên rừng tóc
với đoá nhài
hương thoảng rất ngoan
chiều hôm nay
trời mưa mênh mông
em dạo phố và má
em hồng
cơ hồ gió núi về
trêu áo
anh ngấm niềm
cách quăng như sông
chiều hôm nay
cao nguyên mưa phùn
mưa ngàn xa mưa
xuống tay run
anh yêu mưa
nhưng lo gió rét
anh yêu em nhưng
sợ rồi buồn
chiều hôm nay
trời mưa mang mang
trong nhà thuê
nh́n em, mơ màng
đau hẫng ḷng,
thương ḿnh gốc ruộng
bên em, thêm quê
kệch tồi tàn
chiều hôm nay
cao nguyên tím mưa
hàng thông xanh
vi vút hơi mờ
anh co ro trong
làn áo mỏng
nhả khói thuốc,
hỏi thầm em đi xa chưa?
1973.
NGHE KHÔNG
NGƯỜI T̀NH
NHỎ
BÊN KIA HẢI
VÂN,
ĐĂ XA
xanh chăng vườn
cỏ bên tê
chiều em xoă tóc
thương về ban mai
bên ni, mùa sáng
thu phai
mất nhau gió
thoảng u hoài rưng rưng
giờ vàng úa lạnh
vô cùng
mai sau đời đổi
không chừng xanh non
vườn ơi sương
đọng trắng hồn
nhớ đôi mắt trót
tím hơn sợi dài
qua cầu nắng xế,
nghiêng vai
chân lê chầm
chậm cho ngày chậm theo
bên tê, sợ phố
thành đèo
bờ tương lai hỡi
c̣n heo hút đời?
Huế – Đà Nẵng,
1973.
SAO TÍM
xa xa xóm nhỏ mờ
sương
trời cao, nơi có
nỗi buồn riêng tôi
làm thơ thả suối
lưng đồi
cô em thôn nữ
mỉm cười, sao bay
sao mơ màng giữa
ngàn mây
chợt mưa rơi
xuống lạnh dày nhân gian
mưa, mưa, tôi
rụng bàng hoàng
ước đời vẫn rất
thiên đàng là em.
1973.
THU THÀNH NỘI
đầu thu xoă nắng
ngang vai
trang nghiêm lối
cỏ dấu hài em qua
bay bay từng
giọt sương ngà
đêm mơ tôi khóc
bài ca sầu người
bướm vàng hay lá
vàng rơi
em đi nhẹ nhé,
hồn tôi mơ màng
mênh mông hương
thoảng mang mang
bên thành quách
cổ nắng vàng xa xưa
thu sang em tuổi
giao mùa
ḷng tôi đă lạnh
cơn mưa chưa về.
1973.
MƯA THU
mây mùa thu qua
nhà anh
nằm nghe mưa gơ
cầm canh xa người
mái nào chim gọi
tàn hơi
rụng trên anh
những tiếng rời, nát tan
mưa mùa thu đẫm
lá vàng
em đi để lại nỗi
tàn tạ anh
mưa rơi nhanh
mưa rơi nhanh
mưa rơi nhanh
rơi muôn cành, rưng rưng
gió vi vút thổi
chập chùng
thổi rưng rức
nỗi vô cùng, xót xa
anh nằm tê lạnh
tha ma
mưa mùa thu mục
dần dà thân anh.
1973.
T̀NH MƯA
xin thoáng mưa
về trên lối xưa
cho vai thục nữ
buốt sầu mơ
và tôi ngong
ngóng ai tan học
nhớ nhau se lạnh
mùa tương tư
nghe chăng, chân
nai khua rừng mây
mắt xưa tôi thả
mờ sương bay
chiêm bao bướm
trắng cài lên tóc
guốc lá vàng thu
em đến “ai”?
tôi cũng t́m
“ai” trong xóm em
mưa chiều ơi,
ướt ngọn cỏ hiền
nghe như gió lật
hàng khuy áo
áo mỏng mà trời
rét vô biên
mưa xưa, mưa bốn
mùa ngọt cay
đường thênh
thang và buồn thơ ngây
hai năm, vạn cổ,
đôi tay trắng
mộng du, tôi ngủ
suốt đêm ngày.
1973.
LÁ VÀ SÔNG
năm xưa bên phố
ban trưa
tóc em bay mượt,
sầu đưa tôi về
lá vàng gối cỏ
nằm nghe
tôi vàng úa ngó
mây che bóng đèo
níu bờ mặc băo
xoáy vèo
nh́n sông sóng
giạt cụm bèo vui, quên
ba năm, ḷng
lạnh vô biên
ngoảnh ra, mây
chắn trắng triền Hải Vân.
1973.
THU NGOAN
mùa thu qua vườn
cây
lá vàng im nghe
bước
sương lam chiều
dang tay
nhặt giùm em
chiếc lược
em mỉm cười khoe
tóc
chim trời bay
khen xinh
bướm tung chùm
hương phấn
tay làm duyên
che nhanh
mùa thu nón mây
vàng
nghiêng bờ vai
rất ngoan
đôi chim xin ghé
hót
em chỉ đường lên
trăng
vạt áo dài ướp
gió
cho nắng nhuộm
ngời thêm
cành không quên
goá bụa
vui mừng thay áo
đen
mùa thu mắt nai
hiền
suối tỏ t́nh
trông lên
mơ hồ em thấy
nhớ
một người t́nh
không tên
vân vê vàng lá
cỏ
đâu tấm t́nh
thênh thang
mơ hồ em thấy
nhớ
nghe chiều đi
mênh mang.
1973.
THƠ XA NGƯỜI
năm này tháng
sáu quên mưa
đường đi bụi đỏ
nắng lùa mắt tôi
về nơi xứ lạ
thương người
đồi thông hắt
nắng ră rời vàng bay
t́nh ngây thơ lá
ngủ ngày
ai bay bay áo
chân mây chiều chiều
đêm đêm sương
sáng cô liêu
ướt vai tôi cánh
sáo diều thê lương
tôi nghe lời cỏ
đưa đường
lang thang vào
núi ra trường lơ ngơ
khuya cầm bút lá
sầu mơ
nghiêng tờ ảo
mộng làm thơ xa người.
1973.
CHUYẾN TÀU
MÙA THU
tàu đi nát dạ
non ngàn
chim ngơ ngác
gọi lá vàng chào thu
gió trườn vách
đá vi vu
rơi dăm giọt lệ
cây ru thều thào
sương đồi cao
cuộn đồi cao
chim non cắn
lưỡi bổ nhào động hoang
suối trôi ra
biển mơ màng
vờ quên xác chết
vầng trăng bập bềnh
song song đường
sắt chênh vênh
tàu e hụt bước
bồng bềnh trong sương.
1973.
PHƯỢNG MÙA
THU ĐẠI NỘI
nắng hạ phai màu
trên áo thu
cô em vào nội
chơi sương mù
có nghe nỗi buốt
cành phượng lửa
rũ tàn mới lạnh
gió tương tư!
t́nh ta trót già,
tim bạc nhăn
mắt ṃn oan uổng,
chết bao lần
chiều nay vuốt
mặt bên ḍng tóc
bỗng thấy mê đời
muôn dối gian
ô ḱa! Chim nhỏ
chuyền trên cành
biếc dấu chân in
ngời rêu xanh
chữ yêu chữ nhớ
– thơ ta đó
cô em chớp mắt
cười ngoan lành
ta mơ từ sương
ta bước ra
cầm tay cô em
tṛn trắng ngà
ta thương ta
khóc hồn nhiên quá
thêu nhoà giọt
lệ áo thơm hoa
hồn ta bây giờ
hay sương đây
sương dâng sương
ngát sương toả dày
cô em ḱ ảo mơ
hồ lắm
xin bủa vây t́nh,
sợ gió bay
ô ḱa! Bươm bướm
phất phơ quanh
ngoắt đôi cánh
trắng, ngày đừng nhanh
nhưng xua tất cả
và tất cả
c̣n ta, cô em và
nội thành
nắng hạ đời ta
phai sang thu
cô em vào nội
đùa sương mù
nghe chăng
phượng lửa ăn năn hát
bạc đầu, mới gặp
em!
Giá như …
1973.
Phần phụ lục
NHỮNG KỈ NIỆM VĂN NGHỆ
những kỉ
niệm văn nghệ
TRẦN XUÂN AN
& HÁT VỚI ĐỜI
ƠI THƯƠNG MẾN
Bốn mươi
tuổi, gốc Quảng Trị nhưng sinh tại Huế.
Tập thơ đầu
tay của Trần Xuân An xuất hiện khá trễ, khi đă ngoài ba mươi.
Nhưng anh có sức sáng tạo thật phong phú. Trong ṿng 5 năm qua,
Trần Xuân An đă ấn hành 6 tập thơ. Tập thơ đầu Nắng và mưa
(Hội VHNT. Quảng Trị, 1991) đă được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
giới thiệu khá trang trọng. Tập thơ mới nhất của Trần Xuân An,
Hát với đời ơi thương mến (Nxb. Trẻ, 7.96) gồm 53 bài thơ với
nhịp thơ khá mới.
Từ Nắng và
mưa đến Hát với đời ơi thương mến, Trần Xuân An đă đi một bước khá
dài.
PHẠM CHU SA
(Báo Thanh niên
Chủ nhật,
số 136 [924],
25.8.1996).
NHƯ MỘT KHÚC
HÁT VỚI ĐỜI
Trong tập
thơ thứ hai, dù đă trải nghiệm ḿnh qua những “lạnh buốt sương mù”,
những “không bến không bờ” của cuộc hành tŕnh chạm mặt với hư vô,
Trần Xuân An vẫn giữ được tấm ḷng
nắng mưa không héo nụ cười
cúi xin lưu lạc trọn đời nhớ quê.
Có lẽ đó là
điều may mắn của anh: phước cho
những ai có một quê nhà để mà sống với, sống cùng, dù đó là quê
hương tâm tưởng của những “tháng ngày xa rất mộng du”, như lời tự
thú trong Lặng lẽ ở phố, tập thơ thứ tư của anh.
Đấy là điểm
ra đi và đích về, bởi Trần Xuân An đă tự Hát chiêu hồn ḿnh, đă
nhận ḿnh là Kẻ bị ném vào băo, nhưng cuối cùng, anh khẳng định,
khúc ca của nhà thơ là Hát với đời ơi thương mến (Nxb. Trẻ, 1996).
Sự trở về ấy đă xuất hiện như một sự tự vượt thắng trong quá tŕnh
loại bỏ ra khỏi bản thân, mỗi ngày một ít, cái chất nô lệ [có tính
phổ quát] của con-người-bé-nhỏ [nói chung, trên cơi đời], như
cách nói của A. Tsékhov. Như thế, quê hương của miền đất nắng khô
và gió gịn Quảng Trị của anh đă trở thành những quê hương. Đến
đây, con-người-bé-nhỏ đă thoát ra khỏi những thúc phược [thúc phọc:
trói buộc] để đạt đến cái nghĩa NGƯỜI, ở một b́nh diện trí tuệ hơn,
và do đó, cũng SỐNG hơn (bởi luôn luôn trong ḍng chày của cuộc
tồn sinh, có biết bao kẻ sống-đó-mà-đă-chết-rồi).
Tôi không
muốn nói thêm về thấp thoáng những suy niệm siêu h́nh mà Trần Xuân
An dường như muốn t́m kiếm, lí giải trong tập thơ thứ sáu này của
anh. Chỉ xin
chúc anh măi măi
sống với thơ trong mối t́nh
trôi trôi biêng biếc ngọt ngào
em nơi nơi, man mác, xao xuyến và…
Và đó là
hạnh phúc của những người làm thơ chân chính. Như một nỗi buồn
trong sáng.
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
(Báo Doanh Nghiệp,
số 21.8 – 27.8.1996).
HÁT VỚI ĐỜI
ƠI THƯƠNG MẾN
Trần Xuân An
làm thơ và thơ Trần Xuân An khởi đầu là những giọt nước trong veo
chắt chiu từ ruột đất quê nhà. Lớn lên anh cùng với bạn bè cuốn
theo cuộc lữ hành số phận để đến lúc ngoảnh lại, nỗi hồi cố cồn
cào, dồn sâu thương mến ngọt ngào thấm đẫm t́nh người trong thơ
anh.
“Hát với đời
ơi thương mến”, tập thơ thứ 6 của Trần Xuân An, đă thoát ra khỏi
giăi bày buồn vui kiếp người vốn không dễ suôn sẻ và không gặp nỗi
đau nào.
Cuộc đời vô
thường, mà nghiệm chứng được điều đó th́ việc ǵ tự làm khổ ḿnh;
và hiển nhiên, khát vọng vươn tới chóng mặt lí giải sự hiện hữu
mỗi cá-thể-con-người trong ḍng sống cuộn chảy. Trong bi kịch có
lạc quan, dù sao đời vẫn đáng yêu, bởi nhựa đời không ngừng lưu
chuyển cho cây đời đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái và trở lại
gieo mầm sống. Có lẽ v́ thế mà từ trầm tư mặc tưởng “Lặng lẽ ở phố”
(1) đến những phút “Tôi vẫn ở trên đường” (2) và bây giờ bỗng cất
tiếng “Hát với đời ơi thương mến” (3) chăng?
Lần đọc
những bài thơ, theo dơi những chạm khắc ngôn ngữ của An trên trang
giấy, ta bắt gặp không ít những hoài niệm và suy tưởng về một thời
và muôn thuở. Với anh, cuộc sống mang gương mặt t́nh yêu, nếu t́m
tới một lẽ sống tích cực, đồng thời với nó là không chấp nhận sự
dụ dẫn ma mị trong “thú đau thương” không ích ǵ hoặc giả tạo. Anh
“nh́n thẳng” đồng nghĩa với nói thẳng mà thật khẽ thật dễ thương:
đánh thức dậy đánh thức dậy đi em
và
gọi đúng tên khát vọng tuổi học tṛ
hăy thôi gương mặt muộn phiền hờ hững
ném vỡ cái vô hồn bằng sáp dưới hừng đông
(Nh́n thẳng)
Trần Xuân
An tâm niệm “không thể chạy trốn hư vô th́ phải vượt thắng”. Điều
dó không loại trừ vai tṛ
mỗi chủ thể sáng tạo. Người làm thơ băn khoăn nhưng ở đấy đă có
lời giải:
lẽ nào thơ là tṛ đùa ma quỷ
dắt nhau hoàn lương giữa cơi đời chung?
(Trải nghiệm)
Ở cái tuổi
“tứ thập bất hoặc”, cùng yêu tin và thuỷ chung với thơ từ hơn 20
năm nay, anh đă chín nhiều trong cách cảm, cách nghĩ. Dù đi xa
nhưng ḷng vẫn luôn đi về nơi chôn nhau cắt rốn. Đấy là lúc t́nh
cảm câu thúc để có được những câu thơ dung dị, thật ḷng mà thấm
thía, cảm động:
nơi cho giọng nói chưa pha phách
chốn yêu thưong, về bỗng khóc ṛng
(Tặng một người)
Rồi ra, ḍng
sông cuộc đời không ngừøng chảy. Trần Xuân An như tôi biết, anh đi
nhiều (đă khép lại một thời ốc đảo, nằm đọc sách và chiêm nghiệm).
Cái sự đi của con người ta cũng có 1.001 lí do, mục đích. An th́
muốn làm “hành giả của t́nh yêu” và nhờ thế, tâm hồn thăng hoa bất
ngờ và đầy thú vị:
giữa đồng bằng của hồn anh
đột ngột em, vút cao xanh núi t́nh
(Với những hành giả của t́nh yêu)
Bằng t́nh
yêu, thi sĩ tin vào khả năng hoá hiện mầu nhiệm của niềm hi vọng:
hát tin đáy rác bùn nhơ
mầm sen sẽ ngát câu ḥ, hương ngân
(Hát lên với mỗi đời thường toả sáng)
Vâng, “c̣n
da lông mọc, c̣n chồi nẩy cây” (ca dao). Từ ḷng đời anh hát, từ
bấy đến giờ.
Không phải
ngẫu nhiên, với sự dồn nén, đă đến lúc anh cho ra đời liên tục 6
tập thơ và dự định một trường ca dài hơi. Càng không phải là
chuyện số lượng mà c̣n là vấn đề chất lượng. Điều đó đáng để chúng
ta quan tâm và suy nghĩ về bút lực của cây thơ dồi dào sức sáng
tạo.
1,2,3: tên các tập thơ của Trần Xuân
An.
VƠ VĂN LUYẾN
(Báo Quảng Trị,
số ngày
13.5.1997).
QUÊ NHÀ YÊU
DẤU
Trường ca, Nxb.
Văn Nghệ TP. HCM., 1998.
Thực ra, đây
là 26 khúc thơ riêng lẻ mà Trần Xuân An xâu chuỗi để thành một
trường ca về quê nhà yêu dấu của ḿnh với bóng dáng thân yêu của
những người cha, những người mẹ, những người em, của bao người anh
đă gặp trên bước đường phiêu du đầy hoài niệm. Ở đó, mỗi con người
đều rạng rỡ một nụ cười hiền thơm thảo, biết giấu nỗi đau riêng
của ḿnh để t́m về quê nhà cơ cực, lầm than, về với miền gió Lào,
cát trắng:
ca dao phương
Nam ru hời giọng Trung
mẹ ru em thuở
xa xăm bé bỏng
ngày xưa ngày
xửa
mù sương vợi
vời
em lại ru con
theo nhịp đưa nôi …
Viết về
người mẹ, Trần Xuân An có những câu thơ lạ lùng buốt nhói:
cơn mưa rào
tháng hạ
bừng nắng
nung và gió bỏng
con trơ vơ
khóc mẹ
để thắp được
nén nhang
con phải đào
tay xuống cát ướt
lửa bùng lên
cháy hết nửa rồi
như đời người
cơ cực
Trần Xuân An
làm thơ có nghề, biết tiết chế trong từng câu, từng chữ, và với sự
liên tưởng phong phú, với cảm xúc chân thành của ḿnh, anh đă chạm
được mối giao hoà cùng bạn đọc:
tạ ơn quê nhà c̣n mảnh đất để chôn …
TRẦN NHẬT THU
(Tuần báo Văn
Nghệ TP. HCM.,
số 37 – 98, 15 –
21.10.1998).
Nhà thơ – nhà giáo
TRẦN XUÂN AN
LÊ HOÀNG ANH
phỏng vấn
1. Xin anh
cho biết, thơ “trẻ” bây giờ có ǵ mới?
- Thơ của những
nhà thơ trẻ, hai mươi đến ba mươi tuổi, mới và lạ hẳn so với thơ
của lớp nhà thơ trước đó: Mới lạ về đối tượng quan tâm, cảm xúc
thẩm mĩ, ngôn từ, kết cấu và nhạc điệu. Với mối quan tâm chung về
số phận, tâm hồn và tâm linh, trong một bối cảnh đổi mới, họ vẫn
có cách cảm nghĩ và cách nói khác với các thế hệ khác hiện sống và
làm việc với họ. Nhưng dẫu sao vẫn không thể có một đột biến như
Thơ Mới được. Mọi nguồn thơ Đông và Tây đều gặp nhau cả rồi trong
suốt thế kỉ này. Cái mà thơ trẻ có thể nhắm tới là bề sâu hơn là
bề ngoài, dẫu bề ngoài của thơ cũng quan trọng. Nhưng c̣n phải chờ.
Hiện nay chưa thấy. Họ chỉ chú ư đến bề ngoài của thi pháp.
2. Riêng anh
có ǵ thay đổi trong thơ?
- Viết, phải
mỗi ngày mỗi mới.Tôi cũng được một số nhà thơ quen biết xếp vào
loại “chịu khó” cách tân. Nhưng dù cách tân cách ǵ đi nữa cũng
không thể liều lĩnh vô căn cứ, thiếu cơ sở lí luận và thực tiễn
sáng tác. Tôi thường xuyên sáng tác trong trăn trở, vật vă với chữ
nghĩa, h́nh ảnh và nhạc điệu, kết cấu và tứ thơ. Thơ phải thể hiện
chất trí tuệ – cảm xúc đến mức ḿnh có thể đạt được với nỗ lực
không nguôi. Thơ không thể trống rỗng, chỉ chú tâm lập dị cho mới,
lạ mà không đẹp. Đấy chỉ là tự định hướng cho bản thân. Vấn đề là
tác phẩm đă in chứ không phải là hoài băo sáng tạo.
3. Anh đánh
giá ǵ về thơ t́nh yêu trước sự “lạm phát” thơ t́nh hiện nay?
- T́nh yêu nam
nữ là vấn đề lớn bên cạnh những vấn đề lớn khác. Trong văn học thế
giới và ở nước ta, có nhiều tác phẩm thể hiện những vấn đề rất lớn
của con người và của các dân tộc theo từng thời đại thông qua t́nh
yêu đôi lứa. Theo tôi nghĩ, vấn đề là các nhà thơ làm thơ t́nh có
tránh né các vấn đề xă hội khác hay không. Ai cũng muốn có một nền
thơ vững chắc. Vâng, rất cần có nhiều thơ chan chứa t́nh cảm và
trí tuệ công dân bên cạnh nhiều tác phẩm thơ viết về nhiều đề tài
khác, trong đó có thơ t́nh yêu nam nữ.
4. Theo anh
nghĩ, giữa thơ và văn, cái nào khó hơn?
- Cái khó của
văn, của thơ nói chung về loại và nói riêng về thể, là không giống
nhau. Sự khó nhọc, xét về cường độ lao động và thời lượng lao động
để h́nh thành mỗi đơn vị tác phẩm hoàn chỉnh, th́ có thể so sánh
được. Làm tiểu thuyết thơ cực nhọc hơn viết tiểu thuyết văn xuôi ,
nếu có độ dày bề rộng như nhau. Thơ cần lao động trên từng chữ,
từng vần một. Thơ trữ t́nh, có khi chỉ hai câu (bản thân tôi có
những bài, mỗi bài chỉ vỏn vẹn tám âm tiết – tám chữ, ngắt làm bốn
ḍng), tưởng buột miệng là thành, cũng phải vất vả ghê gớm. Tôi
nghĩ đến sức chứa, độ nén của các linh kiện điện tử hiện nay. Vấn
đề là ở đó. Mỗi bài thơ lại là một chỉnh thể đơn nhất. Vả lại, ở
đây không phải là sự khó làm hay khó nhọc mà là ở sự khó thành
công. Với văn, thành công cũng khó như thành công về thơ.
5. Vậy anh
nghĩ ǵ về sự phát triển “ồ ạt” của thơ hiện nay?
- Sau sự “ồ ạt”
như một tất nhiên, sẽ đi đến trạng thái trầm tĩnh hơn và chắc chắn
sẽ có chất lượng hơn. Không có ǵ hư vô, v́ ngay cả thể nghiệm
cách tân hoặc phục cổ, dẫu thất bại th́ vẫn là thất bại có ích.
Phát triển rầm rộ nhưng hướng thiện th́ có chi đáng ngại.
6. Theo anh
thơ cách tân của một số người có ǵ đáng chú ư?
- Đổi mới thi
pháp là mối bận tâm chung. Có một số người đă h́nh thành được
giọng thơ riêng, nhưng do những nhà thơ ấy bảng lảng, mơ hồ, bàng
bạc và có lẽ hơi rối rắm như tơ trời trong thơ họ, nên đọc chỉ cảm
chứ chẳng nhận được ǵ nhiều. Có một số người cố t́nh tạo nên sự
trúc trắc trục trặc trong nhịp điệu và thể hiện một cái nh́n mới
về các sự vật vốn khó nên thơ. Cái nh́n ấy rất quư. Sự trúc trắc
cần thiết cũng phải là một dạng hài thanh chăng?
7. Vậy theo
anh, để có một bài thơ hay cần có những điều kiện ǵ?
- Để có thơ
hay, phải hết ḿnh, hết ḿnh học, hết ḿnh sống, hết ḿnh viết.
Tất nhiên cũng phải có năng khiếu, và nhờ hết ḿnh, trở thành tài
năng. Để có một bài thơ hay, hiểu như đỉnh cao của một đời thơ,
ngoài những nỗ lực hết ḿnh, chút năng khiếu tiền đề, cũng c̣n cần
không khí thoáng đăng của xă hội.
8. Hướng tới
tương lai, anh nghĩ ǵ về thơ?
- Mỗi nhà thơ
phải tư nỗ lực là điều không cần phải nói. Quan trọng là nhu cầu
và thái độ của xă hội đối với thơ.
Thơ là tinh
túy của tiếng mẹ đẻ. Dù trong tương lai có học quốc tế ngữ trên
toàn thế giới (không phải ngôn ngữ của bất ḱ nước nào, dân tộc
nào) th́ cũng phải học tiếng mẹ đẻ. Thơ c̣n là một dạng nhu cầu
đầu tiên, sâu thẳm và bền vững của loài người từ khi có ngôn ngữ.
Ước chi nghệ
thuật ngâm thơ và đọc diễn cảm thơ cần được phát huy hơn nữa với
các giáo cụ trực quan (băng, đĩa) để nhu cầu thơ cần bằng với nhu
cầu nhạc trong xă hội (ở các quán cà phê, ở các tụ điểm văn nghệ).
Chẳng lẽ nghệ
sĩ ngôn từ đang viết chỉ cho ḿnh và chỉ cho những người cùng
nghiệp?
14.5.1997.
(trích trong cuốn
Tṛ chuyện
với văn nghệ sĩ
của nhà thơ LÊ
HOÀNG ANH,
Nxb. Thanh Niên,
2000, tr. 19 - 22).
THƠ NHỮNG MÙA
HƯƠNG
tập thơ thứ chín
TRẦN XUÂN AN
Mục lục
-
Trang
đề tặng những trái tim cơi người, những nàng hương h́nh như không
có thật. 6.
-
Phần
một: Thơ dâng T́nh Yêu. Và yêu em như đất trời. 7.
-
Thơ
ngỏ. 8.
1.
Hương,
người mẫu của tranh bằng chữ. 9.
2.
Cùng
Quảng Trị dạo chơi ba mươi sáu phố phường. 11.
3.
Một quăng
Thái Hà. 13.
4.
Chén
trăng ngọt. 15.
5.
Tam Kỳ,
1996. 17.
6.
Mưa chiều,
hẹn với mùi hương lan đất. 18.
7.
Lời cây
phố thị. 20.
8.
Với cô
gái hoa chưng rượu cất. 21.
9.
Cát trắng
đất nâu. 22.
10.
Bốn nhánh
hoa sinh nhật. 24.
11.
Thoáng
chiều hôm đường Thanh Niên. 27.
12.
Tam Kỳ,
đường đê vàng hoa sưa. 30.
13.
Xin sợ
hăi niềm cay chua. 32.
14.
Buồn cười
với những sợi tóc râu màu khói. 34.
15.
Viết sau
tấm ảnh Hồ Gươm. 36.
16.
Tản bộ
qua cầu Chương Dương. 38.
17.
& 18.
Những làn hương. 40.
17.
Hương và
một thời. 40.
18. Hương xanh.
40.
19. Phượng của
hai người. 41.
20. Đến với
những ngày tháng trong lành. 42.
21. Chiều ghé
thăm Bài thơ Đông Hà. 43.
22. Mẹ là cơi
đời. 45.
23. Hương phố cũ.
47.
24. Rất Tết, mùa
trẻ thơ. 48.
25. Có phải kẻ
làm thơ t́nh ngớ ngẩn. 50.
-
Phần
hai: Những t́nh thơ thuở đó. 51.
-
Thưa
ngỏ về một mùa hương thơ cũ. 52.
26.
Tháng
ngày. 53.
27.
Mưa cao
nguyên. 54.
28.
Nghe
không, người t́nh nhỏ bên kia Hải Vân đă xa. 56.
29.
Sao tím.
57.
30.
Thu Thành
Nội. 58.
31.
Mưa thu.
59.
32.
T́nh mưa.
60.
33.
Lá và
sông. 61.
34.
Thu ngoan.
62.
35.
Thơ xa
người. 64.
36.
Chuyến
tàu mùa thu. 65.
37.
Phượng
mùa thu Đại Nội. 66.
-
Phụ
lục: Những kỉ niệm văn nghệ. 68.
1. Phạm
Chu Sa (báo Thanh Niên chủ nhật, số ngày 25.08.1996). 69.
2. Nguyễn
Đông Nhật (báo Doanh Nghiệp, số ngày 21. 08. 1996). 69.
3. Vơ
Văn Luyến (báo Quảng Trị, số ngày 13.05. 1997). 71.
4. Trần
Nhật Thu (tuần báo Văn Nghệ TP. HCM., số 37 – 98, 15 –
21.10.1998). 74.
5. Tṛ
chuyện với nhà thơ Lê Hoàng Anh (phỏng vấn và trả lời, trích trong
cuốn Tṛ chuyện với văn nghệ sĩ, Nxb. TN., 2000). 75.
- Mục
lục. 80.
- Ba
bài thơ ngoài tập. 83.
- Danh
mục sách của tác giả. 92.
Ba bài thơ ngoài tập:
kỉ niệm Hà Nội
VỚI NHỮNG NGƯỜI BẠN
BÔNG ĐÙA BÊN HỒ HOÀN KIẾM
hồ toả khói mờ, trời xuống mây mơ
ngàn cánh nắng mai đậu trên Thê Húc 1
em là trăng, nên ngày không c̣n thực
rất hoa đào, thắp ấm một hừng đông
ngỡ em quan họ tung lụa cầu vồng
hay từ tay áo nâu sồng màu đất
lược cài tuổi thơ tươi non em cất
tự tiền kiếp nào, hoá Thê Húc xinh
em, con ngỗng trời huyền sử lung linh
bỗng bay bên vai, trắng ngần Hà Nội
tôi mặc áo the, đội khăn, tóc bối
guốc mộc nước qua, ngắm truyền thuyết
xưa
lẫy nỏ Rùa Vàng tên bắn như mưa
triệu tia mặt trời găy trong làn nước …
khi chụp ảnh với Thánh Trần, mắt ngước 2
thấy gươm thần thành Tháp Bút, ngút trời
thi sĩ bông lơn đồng bóng giữa đời
nhặt lá bồ đề, ép tim vào sách
nửa thành Đài Nghiên – cái tâm hoá thạch
nửa hoá rùa vàng – chút t́nh thành kinh
yêu các em như trời đất, thất t́nh
đáng đời chăng, kẻ chỉ mê tín sắc
ơi ni cô đẹp nét không thơ Phật
ơi trăng ơi đào, ngỗng trời yêu ơi …
Hà Nội,
02.03.1997
Tp. HCM.,
12.03.1997.
1.
Thê Húc: nắng ban mai đậu lại.
2.
Đền thờ Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần)
vốn được xây dựng ngay trong chùa Ngọc Sơn.
NGẪM KHỔ ĐẾ
1,
TẢN MẠN NIỀM VIỄN TƯỞNG
QUANH CHÙA MỘT CỘT
ni cô cùng anh rong chơi
thăm chùa xưa – đoá sen đời sắc nâu
vuông hồ gói cả trời sâu
hay khăn lụa biếc óng màu chép kinh?
đọc từng hoa súng, giật ḿnh
chùa này, bóng ảo của xinh xắn này?
nâu sồng ơi, ngh́n xưa đây
khói hương là thoáng sương bay hương
đồng
cửa không, thơ không hư không
dáng chùa, ngọn đuốc toả hồng lửa thiêng
nhớ xưa, một nụ hôn thiền
ấm phương Nam ngưỡng vọng miền tâm linh
hoa súng ơi, anh đa t́nh
nh́n đâu cũng thấy lung linh hoa đầy
ngỡ bừng đuốc tuệ đêm ngày
thôi hiểu nhầm Quả đất này: trần gian
địa ngục? Cũng thành niết bàn
khi hai tay khoẻ tưởng ngàn cánh tay
cơi người viễn tưởng, hồn chay
với Tự nhiên, ta hết dày ṿ ta
cùng ni cô giữa ta bà
tâm đau khổ đế, la đà buồn ai …
tự thưa, tên kẻ khổ sai:
một mái nhà và chẳng hai bạn t́nh 2
cô em ni cô hát kinh …
quanh chùa Một Cột gặp ḿnh đang bay
phật đày thương chăng phàm đày? 3
hạnh bồ tát tu trong cay đắng đời
người bóc người, đỏ mồ hôi
t́nh lột t́nh, gió t́nh ơi, héo t́nh!
vấp chân ngọn cỏ sơ sinh
giẫm dăm chú kiến, giật ḿnh. Cứ đi!
về thôi, bông súng từ bi
anh c̣n cày ruộng xanh ŕ trang thơ
địa ngục ư? Yêu ngẩn ngơ
lúa thơm vào áo, gạo no tâm hồn
cơi người viễn tưởng, yêu hơn
cũng là Quả đất đầy tṛn dưới chân
mộng mơ thơ biếc bạt ngàn
nai nhà rộng trảng, ngựa hoang quên rừng
vẽ vời cùng cô em cưng
nông trang chùa dựng nâu cùng áo em
búp tim mở một cánh mềm
dáng chùa hoa súng ngày đêm một người
mặn mà mắt mặn môi tươi
phật yêu dấu là tiếng cười anh thương
chùa trong anh đi muôn đường
chùa em, hoài ghé nghe chuông, xanh đời.
Hà Nội,
03.03.1997
Tp. HCM.,
13.03.1997.
1.
Khổ đế (một trong tứ diệu đế Phật
giáo):
chân lí về khổ đau; khổ đau là có thật. Tập khổ đế:nguyên nhân khổ đau, trong đó có tham vọng tư hữu…
2.
An,
theo chữ Hán, tượng h́nh: một người nữ dưới
một mái nhà.
3.
Phật (budha), chữ Phạn: người giác ngộ
chân lí ngay trong đời sống, dù là đời sống phàm tục. Bất ḱ ai
cũng có thể là Phật.
VU VƠ CHIỀU VĂN MIẾU,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGH̀N XƯA
Thiên hà ngôn tai!
(Trời
có nói ǵ đâu!).
Khổng Tử
1.
cô nàng mặc áo tứ thân
từ ngh́n xưa đến hát gần bên tôi
điện thờ, thầy Khổng sững ngồi
nhập thân t́nh tứ chọn lời Kinh Thi? 1
thưa em, duyên yêu là chi
râu nghiêm bạc, úa tim si thánh hiền
đâu vô danh vô vi thiền
đây bia chất xám, niềm riêng chói trời
giọng ca như rượu chuốc mời
em quan họ khảm vào đời ảnh em!
2.
tôi quỳ bên vuông cỏ mềm
chớp phim bè bạn, gió thêm rối bời
soi tôi xuống nước, nh́n tôi
mỗi bọt chữ, mỗi lả lơi ỡm ờ!
v́ đời, thầy Khổng t́m thơ
ngọt nồng em hát thực mơ, dâng đời
tiếng thơm, thơm cho nơi nơi …
(vẫn thương kính Lăo tuyệt vời, quên
danh
Gióng vô danh hoá Trời Xanh 2
ngh́n sau nhang khói vờn quanh tâm h́nh!)
3.
rùa thiêng, biểu tượng thần linh?
bia tên tuổi trĩu dân ḿnh, bước lê?
lưng rùa, dựng sách tỉnh – mê
mê, bành trướng, mê, a ê bao đời! 3
(như Thánh Kinh vút trùng khơi
da dê mục chữ nhầm lời, buồn không!)
một thẻ tre cách điệu xong
mai rùa một mảnh – mênh mông: bia ngời …
“đàn bà khó dạy” (?!) ấy ơi 4
tôi nhạt đạo, ngoại đạo rồi, thưa em
4.
tháng giêng Văn Miếu, bên thềm
ngắm nàng đàn trong êm đềm chiều xanh …
thầy Chu An ngát hương thành …
yêu là Đạo! Tôi tập tành trăm năm
ngài ơi, công nghệ lú câm
giàu nhân nghĩa sao âm thầm rạ rơm?
cái danh cái lợi – cái ḥm?
cái t́nh, và cái lom khom rạp ḿnh!
… tâm linh – ơn dựng miếu đ́nh
tâm hồn, ngài hỡi – môi xinh í ời
5.
tôi về g̣ Đống Đa thôi
thắng Tàu, bởi học, vượt lời Tàu xưa!
Hà Nội, 02.03.1997
Tp. HCM., 14.03.1997.
1.
Ở đây, chỉ chú trọng
mảng đề tài lớn nhất trong Kinh Thi: yêu đương (phần Quốc phong).
2.
Lăo:ông già. Gióng (tên
làng); Thánh Gióng là biểu tượng Chiến sĩ Vô danh.
3.
Phần hạn chế trong
kinh Thi(chủ yếu trong Tiểu nhă, đại nhă, Tụng). Kinh Thi chỉ là
một trong chín pho sách kinh điển của Khổng giáo. Cả chín pho đều
bị mất mát ít nhiều, lại bị lắp ghép, xuyên tạc, thêm bớt.
4.
Quan điểm của Khổng
Tử về phụ nữ.
Trần Xuân An
Sinh ngày 10. 11. 1956 tại Huế;
Nhân tộc: Kinh (Việt Nam);
Quê gốc: Quảng Trị;
Tốt nghiệp ĐHSP. Huế (1974 – 1978);
Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983;
Hiện nay, chuyên sáng tác, nghiên cứu.
Tác phẩm đă xuất bản:
1.
Nắng và mưa, thơ, Hội VHNT. Quảng Trị,
1991.
2.
Hát chiêu hồn ḿnh, thơ, Nxb. Đồng Nai,
1992.
3.
Tôi vẫn ở trên đường, thơ, Nxb. Văn Nghệ
Tp. HCM., 1993.
4.
Lặng lẽ ở phố, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
5.
Kẻ bị ném vào băo, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
6.
Hát với đời ơi thương mến, thơ, Nxb. Trẻ,
1996.
7.
Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn
Nghệ Tp. HCM., 1998.
8.
Có một nơi lá măi xanh, tiểu thuyết, Nxb.
Hội Nhà văn, 1999.
Tác phẩm đă hoàn tất bản thảo (*):
9.
Mùa hè bên sông, tiểu thuyết, 1997; bản
đă sửa chữa và bổ sung, 2001.
10.
Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết,
1998.
11.
Thơ những mùa hương, thơ, 1997 (bản in
vi tính, 2002).
12.
Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, thơ,
1997.
13.
Sen đỏ, bài thơ ḥa b́nh, tiểu thuyết,
1999.
14.
Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn,
1999.
Soạn phẩm biên khảo đă hoàn tất bản thảo
(*):
15.
Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), thơ –
Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng
(biên soạn – nghiên cứu, phản bác,
và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.),
2000.
16.
Tiểu sử biên niên Ḱ Vĩ phụ chính đại
thần Nguyễn Văn Tường (từ Đại
Nam thực
lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001.
17.
Những trang Đại Nam thực lục về Ḱ Vĩ
phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường
(1824 – 1886) và các sự kiện thời ḱ
đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử
quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần
II, 2001.
18.
Ḱ Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn
Tường – kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp
(sưu tập và ghi chú),
tư liệu ấn hành hạn chế, 2001.
19.
Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), “những
người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được”,
khảo luận và
phê b́nh sử học, 2002.
Tặng thưởng, giải thưởng:
1.
Báo Văn nghệ Giải phóng, 1975.
2.
Giải Sáng tạo trẻ, Hội VHNT. Quảng Trị,
1991.
(*)
Tất cả các tác phẩm, soạn phẩm biên khảo đă được xếp chữ vi tính,
ấn hành trong phạm vi từ 10 đến 20 bản sách (gửi các toà soạn, nhà
xuất bản, cơ quan khoa học lịch sử và một số nhà nghiên cứu, bà
con, bạn văn thân thiết), trong khi chờ giấy phép và điều kiện để
có thể xuất bản rộng răi. TXA.
(tính
đến năm 2002)
GHI CHÚ ĐỂ KỈ NIỆM:
CUỐN SÁCH THỨ
HAI TÁC GIẢ TỰ XẾP CHỮ, DÀN TRANG,
TR̀NH BÀY TRÊN
MÁY VI TÍNH TẠI NHÀ.
KHỞI CÔNG VÀ
HOÀN TẤT:
TỪ 07 ĐẾN 09
THÁNG 5, NHÂM NGỌ, NĂM THỨ 2
CÔNG NGUYÊN HOÀ
B̀NH
(17 – 19 THÁNG
6.2002).
GHI CHÚ THEO
THỦ TỤC:
TÁC GIẢ GIỮ BẢN
QUYỀN TỪNG CHỮ, TỪNG Ư TƯỞNG CỦA M̀NH. TRÂN TRỌNG
VÀ THÀNH THẬT
BIẾT ƠN.