BÍCH NGÂN
nhà văn
(bấm vào ảnh để
xem ảnh cỡ lớn)
.
Họ &
tên: Trịnh Bích Ngân
Sinh
ngày 11 - 8 - 1960
Quê
quán: Cà Mau
Tốt
nghiệp khoa ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM.
&
Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội (khoá 4)
Hội
viên Hội Nhà văn TP.HCM.
Hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam
.
Tặng
thưởng & giải thưởng:
- Kịch
bản văn học Hội Sân khấu TP. HCM., 1993
- Bút
kí Tuần báo Văn Nghệ Hội Nhà văn Việt Nam 1997
- Tác
phẩm văn xuôi xuất sắc trong năm, Hội Nhà văn TP. HCM., 2006
.
Tác
phẩm đă xuất bản:
- Đâu
phải là t́nh yêu (tập truyện ngắn, Nxb. Mũi Cà Mau, 1988)
-
Những chiếc lá thu (tập truyện ngắn, Nxb. Hội Nhà văn, 1993)
- Băo,
sợi dây & giọt đắng (tập truyện ngắn, Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2002)
-
Người đàn bà
bơi trên sóng (tập truyện ngắn, Nxb. Văn
Nghệ TP.HCM., 2005)
.
truyện
ngắn 1
Người đàn bà bơi trên sóng
Bích Ngân
Bà Thu không ngạc nhiên
khi nhận ra sự cố nơi chiếc đồng hồ sinh học của ḿnh, dù mọi ngày nó
vận hành chính xác đến từng phút.
Mọi ngày, bốn giờ kém
hai mươi, bà dậy, ra khỏi giường, vào buồng vệ sinh, cởi bỏ chiếc áo
ngủ, mặc bộ quần áo thể dục, uống một ly nước lọc, xịt một chút nước
hoa vào ḷng tay và nhè nhẹ xoa vào mang tai, ngồi vào bàn đọc hay
viết cái ǵ đó cho đến năm giờ. Năm giờ năm phút bà ra khỏi nhà, nhập
vào nhóm bạn kéo ra công viên có nhiều cây nhiều tiếng chim, tập những
động tác thể dục theo phương pháp dưỡng sinh dành cho những người cao
tuổi. Rồi cả hội râm ran tṛ chuyện, dạo vài ṿng theo lối ṃn quen
thuộc và bao giờ cũng dừng lại bên gánh sữa đậu nành nóng của người
đàn bà gầy g̣ luôn quấn khăn kín cổ, mỗi người một ly. Cạn ly sữa,
chia tay nhau, mỗi người một ngả, trở về mái nhà của ḿnh. Và ngày nào
cũng như ngày nào, sau một chuỗi công việc, bà cũng khép cửa pḥng lên
giường ngủ lúc chín giờ tối.
Nhịp điệu sinh học đều
đặn ấy vẫn giữ được đến ngày thứ ba khi bà Thu dự trại sáng tác văn
học tại một thành phố biển. Sang ngày thứ tư, lúc bà Thu cùng Kim, cô
bạn đồng nghiệp, đang ở cùng pḥng với bà, chỉ cỡ độ tuổi con gái út
bà - tuy vẫn xưng em gọi chị với bà - đang chạy khởi động trên bờ
trước khi xuống nước th́ bà chợt nghe tiếng gọi: "Thu phải không, có
phải Thu không ?". Phản xạ đầu tiên của bà là dừng chạy, cúi xuống,
kéo chiếc áo khoác che phần ngực và bụng.
Bà Thu nhận ra một mái
tóc bạc trắng, một cḥm râu cũng bạc trắng; rồi một bộ ngực c̣n nở
nang và một thân thể c̣n rắn rỏi như không phải được gắn với mái tóc
kia, cḥm râu kia đang bước những bước quả quyết tiến về phía ḿnh. Bà
lật đật kéo choàng sợi dây chiếc áo khoác buộc ngang bụng, đứng nguyên
một chỗ, trân trân nh́n người đàn ông, ngỡ ngàng thốt lên: "Anh Hà,
đúng rồi, trời ơi, anh Hà !". Ông Hà khựng lại, cách bà Thu một khoảng
chừng một sải tay: "Thu thay đổi nhiều lắm, suưt nữa tôi không nhận ra!"...
Bà Thu vẫn đau nhói bởi
câu nói ông Hà khi sáng. Sao ông ấy có thể buông một câu vô t́nh đến
thế ? C̣n đối với bà, hơn 40 năm đằng đẳng bà vẫn giữ gần như trọn
vẹn những ǵ hai người đă có với nhau. Đi gần hết cuộc đời với bao
biến cố, đổi thay, được mất, hạnh phúc, đắng cay, khao khát, chờ mong...
bà vẫn gói ghém, ràng rịt, lưu giữ, chôn cất tận nơi thẳm sâu của hồn,
của kư ức những h́nh ảnh và cảm giác hạnh phúc cũng như đau khổ mà bà
đón nhận được từ mối t́nh đầu.
Mối t́nh đầu, có lẽ chỉ
đúng với bà - đúng với cô Thu ngày xưa. C̣n với Hà, chàng thanh niên
bảnh trai, con nhà giàu, được ăn học, được nuông ch́u th́ đă là t́nh
thứ. Sự từng trải ít nhiều đối với phụ nữ khiến Hà như được tẩm thêm
một chất men. Thu chếch choáng trước những cơn sóng t́nh mạnh mẽ,
cuồng nhiệt nơi Hà. Ngay cả khi bị khước từ, bị bỏ mặc, cô cũng ngất
ngưỡng trong tâm trạng của kẻ say. Tuy nhiên, cô gái bị phụ bạc đă
không tức tưởi chạy theo, không điên cuồng đuổi bắt, không ỉ ôi van
xin, không quyết liệt đi đến cùng sự thật là gia đ́nh đă dạm hỏi cho
Hà một người con gái kém xa Thu về nhan sắc nhưng giàu, rất giàu. Cô
chỉ ngồi câm lặng trước biển - bờ biển ngày ấy thưa thớt bước chân và
hoang vắng lắm - nơi hai người gặp nhau và yêu nhau. Ngồi cho đến khi
cô thấy sơ sự thăm thẳm của biển cả và sợ sự cuồng nộ của những con
sóng. Chúng có thể cuốn đi tất cả, kể cả nỗi đau c̣n lại, nỗi đau mà
cô muốn giữ. Nỗi đau ấy khi ẩn khi hiện ngay cả những lúc bà Thu đón
nhận những rung cảm yêu thương và sự che chở của người chồng, người
cha của những đứa con của bà. Với bà, vết tích quá khứ không phải là
h́nh bóng lặng lẽ mà là một bóng ma ám ảnh. Chúng ẩn nấp và lộ diện
bất cứ lúc nào, nơi nào. Chúng có thể thô bạo rứt bà ra khỏi ṿng tay
âu yếm của chồng. Chúng c̣n xấn xổ chen vào chiếc giường ngủ của bà và
chập chờn trong những giấc mơ mà bà không muốn mơ. Chồng bà là một
người độ lượng, đủ rộng lớn và sằn sàng chứa đựng, bao bọc con người
nồng nàn chân thành yếu đuối lầm lỗi của chính bà. Nhưng, cho đến
trước lúc trút hơi thở cuối cùng, bà Thu mới nhận ra được từ ánh mắt
trăn trối của chồng nỗi đau mà ông giấu kín: "Tôi yêu thương ḿnh hết
ḷng nhưng tôi vẫn hận ḿnh !". Bà vuốt mắt cho chồng và nấc lên...
Sau giây phút ngỡ ngàng
trước cuộc hội ngộ bất ngờ, ông Hà ngoắc một lũ cháu gọi ông bằng nội
bằng ngoại đang lặn ngụp dưới nước đến trước mặt để giới thiệu với bà
Thu. Lũ cháu răm rắp nghe lời ông, đứa trước đứa sau khoanh tay cúi
chào bà Thu rồi chạy ào xuống nước. Ông Hà nh́n theo lũ cháu, hỏi:
"Thu có đông con đông cháu không ?". "Chắc không thua ǵ anh ?". "Thu
có thường ra đây ?". "Lâu lắm rồi !" ."Hèn ǵ ḿnh không gặp nhau".
Không t́m nhau th́ sao gặp được, bà Thu muốn buột miệng nói thế nhưng
kịp gh́m lại. Ông Hà chỉ tay về phía ngôi nhà nhiều tầng nằm trên dăy
phố, mặt nhà hướng ra biển, nói: "Chiều nay mời Thu đến nhà tôi ăn cơm,
Thu nhận lời nghen !" Bà Thu chưa kịp nói ǵ, ông Hà lại nói: "Bà nhà
tôi đă mất mấy năm nay !"
Khoảng năm giờ chiều,
leo lên ban công tầng hai của trại sáng tác, bà Thu thấy ngôi nhà của
ông Hà khá gần. Bà c̣n thấy rơ hai màu sơn hồng và xanh của ngôi nhà,
rồi giàn hoa giấy với sắc tím đỏ rực, những gị lan treo lủng lẳng và
những chiếc lồng chim đung đưa trước gió tuy bà không nghe được tiếng
hót ríu ran. Nh́n từ ngoài, bà Thu cũng có thể đoán biết đó là một mái
ấm tươi vui. Bà h́nh dung ra căn pḥng tươm tất của ông Hà với những
tấm ảnh được lồng vào khung treo trên tường. Bà c̣n thấy nụ cười măn
nguyện của ông Hà bên cạnh vợ cùng những vật dụng đẫm hơi hướm và kỷ
niệm từng gắn bó giữa họ.
Bà Thu chợt sây sẩm mặt
mày như bị trúng gió. Bà trở về pḥng, lấy lọ dầu gió xanh bôi lên hai
màng tang, lên cổ, lên ngực và quyết định là sẽ không đến nhà ông Hà.
Bởi, đối với chủ nhân ngôi nhà, bà không phải là khách; càng không
phải là người thân, dù ông Hà đă từng sở hữu trọn vẹn trái tim bà. Lẽ
ra, ông Hà, lũ con cháu, tiếng cười, tiếng nói và cả tiếng khóc từ
trong ngôi nhà ấy phải thuộc về bà... Không, không, bà không thể làm
một người khách gượng gạo, chào hỏi năm ba câu xả giao và giả vờ
thương tiếc thắp ba nén nhang cắm lên lư hương người đàn bà đă rứt bà
ra khỏi cuộc đời ông Hà và xoá sạch bà trong mớ kư ức bề bộn của ông.
Bà Thu xuống nhà ăn rất
muộn, cố nuốt hết chén cơm rồi lật đật trở lại pḥng. Hết nằm lại ngồi,
bà Thu lấy làm kinh ngạc khi thấy ḿnh cứ phấp phỏng như chờ như đợi
mà không rơ chờ đợi điều ǵ. Cũng có thể là cú điện thoại nhắc lại lời
mời dùng cơm rằng, ông Hà và con cháu đang quây quần bên bàn ăn đợi bà
đến hay nếu bà không thích dùng cơm th́ ông Hà muốn mời bà đi dạo dọc
theo bờ biển rồi sau đó t́m cái quán nước khuất gió nào đó; ông Hà gọi
một ly cà-phê đen, c̣n bà có thể nhấp nháp ly chanh nóng rồi đi loanh
quanh một hồi và tạt vào hàng ăn, gọi hai tô cháo mực, món ăn mà ông
Hà và cả bà từng rất thích...
Chiếc điện thoại nằm im,
không một hồi chuông. Bà Thu trùm mền, nằm co như con tôm luộc, vùng
vằng, chống cự với chuỗi kư ức tưởng đă lịm chết. Gần hai giờ sau,
chuông điên thoại reo. Bà Thu tung mền, ngồi dậy, áp tai vào vào ống
nghe. Bà nhận ra cái giọng hăm hở của Kim: "Bọn em đang uống cà phê
đợi trăng lên. Biển đêm tuyệt lắm ! Cả hội đợi chị ở cái quán cạnh
hàng dương!". Cố lấy giọng tự nhiên, bà Thu nói: "Cả hội đừng đợi, chị
sợ gió biển !". Kim vẫn không chịu thua: "Chị khoác áo cho thật ấm vào,
ra đây tụi em úm cho!". Bà Thu đành nói: "Thôi, đừng ép nhỏ à, bà chị
đang không... vui !" Nói hết câu, bà Thu thấy nước mắt ḿnh chảy tràn
xuống má.
Nửa giờ sau, Kim kéo
theo Thuỵ, cũng một đồng nghiệp trạc tuổi Kim, chạy xộc vào pḥng.
Trước Kim và Thuỵ, hai đồng nghiệp, hai người đàn bà quá nhạy cảm, dễ
bốc đồng, ưa thích sự rạch ṛi, cái ǵ cũng muốn rơ nguồn cơn, bà Thu
đành bộc bạch nỗi ḷng. Bà c̣n mở sắc tay, lấy ra một cái bóp nhỏ xíu
được cất riêng trong một ngăn và mở ra cho Kim và Thuỵ xem tấm ảnh
chân dung đen trắng được ép nhựa, cỡ 3x4 của một thanh niên. mặc sơ -
mi trắng, mắt sáng, mũi cao, trán rộng và trẻ như một sinh viên chưa
ra trường. Kim cầm tấm ảnh, nh́n bà Thu: "Em phục chị sát đất, chừng
đó năm mà chị vẫn ôm giữ bóng h́nh xưa như một báu vật !". C̣n Thuỵ
hậm hực: "Chị để bọn em t́m cách phục thù !". Bà Thu ấn ngón tay vào
trán Thụy: " Đừng bày tṛ con nít cô ạ !". Lúc bà Thu chăm chú cất tấm
h́nh vào ngăn bóp, Thuỵ và Kim nháy mắt, quéo tay nhau. Bà Thu giữ
chiếc bóp nhỏ trên trên tay, nh́n hai cô bạn trẻ: "Hồi đó chị cũng
nghĩ quá khứ là của ngày hôm qua, nó sẽ măi ở bên kia cái ranh giới
của những điều đă qua. Khi được sống nhiều và tuối tác đă ở phía xế
chiều, chị nhận ra là vết tích của ngày hôm qua hằn rơ lên cái gam
màu của ngày hôm nay và không chỉ của ngày hôm nay...".
Ngày hôm sau và những
ngày tiếp theo, những buổi b́nh minh, bà Thu không có mặt ở băi biển,
dù bà biết sáng nào Kim và Thụy cũng gặp ông Hà cùng lũ cháu ngụp lặn
nô đùa ngoài ấy.
.
Ở lại trong pḥng, qua khung
cửa sổ hướng về phía biển, bà Thu dễ dàng nhận ra hai cái dáng cao cao,
cân đối, trắng trẻo của Kim và Thụy trong bộ áo tắm. Kim xem ra c̣n
sáng chói hơn Thụy với bộ bikini màu vàng hoa cúc. Ngày thường trong
những bộ quần áo bụi bụi, trông Kim và Thuỵ chẳng có ǵ là nổi bật,
cuốn hút nếu không gần gũi, tṛ chuyện để nhận ra những đợt sóng cồn
cào nơi tâm hồn ít khi phẳng lặng ở họ. Ngày yêu ông Hà, bà c̣n trẻ
trung hơn, quyến rũ hơn cả Kim và Thuỵ với đôi chân thon dài, eo nhỏ,
ngực nở, da mịn, mắt đen láy và mau nước mắt. Bất giác bà nh́n xuống
bộ ngực chảy xệ của ḿnh. Thời gian cũng như những con sóng ngoài kia,
chúng nhẩn nha bào ṃn và dập vùi mọi thứ. Và vẻ đẹp của h́nh hài của
da thịt bao giờ cũng là cái đẹp dễ lụi tàn, dễ đánh mất dù con người
có lùng sục mọi phương kế để tŕ hoăn, kéo níu. Như lúc này, bà Thu
chỉ muốn vóc dáng ḿnh gọn hơn một chút, những đường gân xanh nổi cộm
trên vế trên đùi tạm lặn sâu vào máu thịt để bà c̣n chút tự tin hất bỏ
chiếc áo khoác lùng nhùng và bước xuống băi tắm, nơi có đôi mắt từng
chiêm ngưỡng đắm đuối cái nhan sắc thuộc về bà. Bà Thu thở dài. Tuy
vậy, bà vẫn không rời chỗ cửa sổ. Vẫn dơi mắt về phía băi tắm nhộn
nhạo người.
Bà Thu nhận ra ông Hà
với chiếc quần tắm gọn gàng, trông ông vẫn c̣n tráng kiện như một
trung niên, nếu như cḥm râu và mái tóc không bạc nhường kia. Ông Hà
nhanh nhẹn, khi lên bờ khi xuống nước, khi vùng vẫy bơi ra xa bờ, khi
lại dạy cho lũ cháu những tṛ chơi trên băi biển như bắt c̣ng, ném
bóng, nhảy sóng. Khi không bận bịu với lũ cháu, một ḿnh ông bơi thật
xa, bơi về phía chân trời, nơi con thuyền đánh cá được sơn phết rực rỡ
đang chơi vơi tṛng trành trên sóng. Rồi ông lại thong dong bơi trở về
và lại nằm dài trên băi cát, hết nằm sấp lại nằm ngửa rồi lăn lộn
nhiều ṿng trên cát mịn với tất cả vẻ thoả thê thích thú của kẻ biết
tận hưởng cái cảm giác được sống và vui sống. Bà Thu c̣n thấy, Kim và
Thụy cũng lân la tṛ chuyện với ông và h́nh như cả hai đang nhờ ông
tập bơi. Bà biết, hai cô nàng chỉ bơi giỏi kiểu bơi của con rái cá,
tức khi bơi chỉ có phần đầu nổi lên trên mặt nước, trông vừa không đẹp
lại vừa mỏi cổ và khó có thể bơi được xa. Bà thấy ông Hà lần lượt đặt
từng cô nàng nằm dài trên mặt nước như một miếng gỗ bập bềnh. Rồi ông
điều khiển khối gỗ mềm mại đó với tất cả động tác thuần thục, nhẫn nại
của một huấn luyện viên.
Nắng lên. Khi ông Hà,
lũ cháu và hai cô bạn đồng nghiệp không c̣n ở băi tắm; bà Thu mới
khoác lên người chiếc áo choàng sau khi đă mặc áo tắm, đội lên đầu
chiếc mũ rộng vành, mang lên mắt chiếc kính râm. Bà lặng lẽ ra băi tắm.
Ở đó, bà bỏ dép, bỏ áo khoác lại trên gờ đá. Bà ḍ dẫm đôi chân trần
trên cát. Băi cát dài và rộng. Bàn chân bà đôi lúc chạm phải cái lổn
nhổn gai góc của đá và vỏ ṣ vỏ ốc. Dă tràng thóat ẩn thóat hiện để
lại trên băi cát những phác thảo dở dang. Bà đi.Từng bước, từng bước,
cảm nhận sự mịn êm từ cát từ gió từ nước và những bất trắc có thể gặp
phải từ những con ốc con ṣ đă mục rửa hay những gờ đá phủ rêu. Rồi bà
từ từ đầm ḿnh xuống nước. Chân, bụng, ngực, cổ. Mát dịu và xốn xang.
Bà bơi. Hướng về phía mặt trời long lanh trên từng ngọn sóng. Phía ấy
c̣n có một con thuyền đánh cá với màu sơn vàng đỏ. H́nh như khi năy
ông Hà cũng đă bơi về phía ấy, phía con thuyền mong manh neo chênh
vênh giữa trời và nước.
Ánh sáng rỡ ràng của mặt trời làm
bà chói mắt. Vô số những ngọn sóng như được dát bạc, cuồn cuộn, cuồn
cuộn trôi ngược về phía bà. Chiếc thuyền vừa hư vừa thực vừa gần vừa
xa không ngớt tṛng trành. Mũi thuyền càng lúc như càng được nâng cao,
nâng cao và không mấy chốc như vướng vào chân mây.
Bà Thu thấy mệt. Mặt
trời càng lúc càng chói chang. Mặt biển cồn cào những con sóng chói
loà. Con thuyền trước mặt, vẫn con thuyền sơn hai màu vàng đỏ và không
thấy giương buồm, cũng chẳng nghe tiếng máy rền rền nhưng nó đang xê
dịch. Xê dịch từng chút, từng chút và đang nhích dần về phía mặt trời.
Sóng như vô số cánh tay lóng lánh đang nâng con thuyền lên, lên măi.
Con thuyền không c̣n vướng vào mây mà như chạm được vào cái ṿng hào
quang chói lọi của mặt trời. Bà Thu hoa mắt. Tuy nhiên, bà cũng c̣n đủ
tỉnh để nhận biết, chỉ cần rướn thêm một quăng nữa thôi là bà sẽ không
c̣n có cơ hội để quay về. Hốt hoảng, bà lật đật xoay người, bơi ngửa,
hướng về bờ cát mà bà đă bỏ lại khá xa. Bà bơi với sức lực của kẻ muốn
được quay về. Không chỉ quay về với cái vết thương buốt nhói của quá
khứ mà c̣n quay về với niềm vui nỗi đau mà bà đang có.
Sau lần suưt bị sóng
biển cuốn trôi, bà Thu không ra biển nữa. Tuy nhiên, bà cũng không nén
được nỗi khát khao được ngắm biển người lô nhô ngoài kia, ngắm chân
trời và mặt biển trong nắng sớm. Bà đứng, nhiều khi cả giờ, mải miết
nh́n và không tập trung vào một mục tiêu duy nhất tuy không khỏi ngỡ
ngàng trước sức lực dẻo dai kỳ lạ của người đàn ông mà bà biết sẽ ám
ảnh bà cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Bà cũng t́m thấy hai cô bạn đồng
nghiệp trẻ trung, tràn trề sinh lực trước mặt trời và sóng nước. Rồi
bà đưa mắt nh́n rộng hơn, xa hơn và càng cảm nhận rơ cái giới hạn của
tầm mắt, cái vô hạn của biển đời và cái hữu hạn của mỗi cuộc đời.
Phía bát ngát muôn
trùng trước mắt bà rộng mở những chân trời.Và trong biển người ngụp
lặn ngoài kia, sau những giờ phút thả ḿnh thư giăn với mây trời sóng
nước, mỗi người lại xốc trên vai mớ hành trang nặng nhẹ của ḿnh, lại
tiếp tục cuộc hành tŕnh. Với bà, điều quan trọng nhất trong cuộc
h́nh tŕnh khó nhọc của đời người không phải là cái đỉnh phải trèo lên
cho bằng được hay cái đích phải đặt chân đến mà là ḷng tin và những
bước chân. Bà cũng đă gắng gỏi bước đi bằng sức lực và ḷng tin của
chính ḿnh. Nghĩ đến điều đó, trong bà vơi đi cái cảm giác bồn chồn và
tâm trạng cũng lắng đi nỗi sợ "bóng chiều" mà phàm đă làm người không
một ai tránh khỏi.Và dù ḷng vẫn khắc khoải, vẫn giằng níu nhưng bà
cũng đành phải cố xua đi h́nh ảnh, kư ức của "người xưa" để vùi vào
trang viết.
Cũng như mọi khi, những
trang viết khiến bà mệt lả và hạnh phúc. Tuy nhiên, cũng khác hơn mọi
khi, bà thấy nỗi đau của chính bà, nỗi đau vừa cũ vừa mới cứ thấm đẫm
trên từng trang viết. Đọc lại, bà thấy không thích. Bà không muốn bày
tênh hênh cái nỗi đau của chính ḿnh lên trang giấy và đem bày bán cho
người đời. Bà xé và vo tṛn những trang giấy chi chít chữ vứt vào sọt
rác. Bàn bên cạnh, Kim đang g̣ lưng cày xới trên mảnh đất văn chương
vừa khô cằn hạn hẹp vừa ph́ nhiêu mênh mông của ḿnh. Muốn ho lên một
tiếng, muốn nói với Kim một câu ǵ đó cho bớt đi cái bứt rứt chưa thể
hiện được những ư tưởng đang dồn ứ trong óc trong tim nhưng thấy cái
vẻ căng thẳng phấn khích của cô bạn đồng nghiệp, bà Thu không nỡ. Chợt
có tiếng gơ cửa. Bà Thu xỏ dép, lệch xệch đi về phía cửa. Cảnh cửa vừa
mở, Thuỵ lách vào, liếng láo nh́n bà Thu rồi nh́n Kim, nói như ch́
chiết: "Chiều mai về rồi mà tối nay các vị c̣n tự hành xác chi nữa?".
Kim ngừng viết, quay lại: "Tau đang viết được một chương đă lắm !". "Về
t́nh yêu à?", Thụy hỏi. Kim nhấn nhá :"Về một mối t́nh tan vỡ khi nó
mới h́nh thành, về sự ngộ nhận và ảo vọng". Bà Thu im lặng. Thấy ngột
ngạt, Thuỵ liền đọc hai câu thơ quen thuộc: "Tôi c̣n buồn là tôi c̣n
sống. Tôi c̣n viết là tôi c̣n yêu". Bà Thu tiếp lời: "Chị đang nửa
sống nửa chết v́ không viết được cái điều ḿnh muốn viết". Thuỵ ngồi
xuống cạnh bà Thu: "Vậy tối nay chị với nhỏ Kim đóng chặt cửa mà viết
tiếp, nhưng sáng mai chị phải ra biển bơi với bọn em!". Không đợi câu
trả lời, Thuỵ đứng lên: "Với lại, chị c̣n phải chia tay với... biển
nữa chớ !". Trước khi ra khỏi cửa, Thuỵ c̣n quay lại nháy mắt với Kim.
.
B́nh minh ở thành phố
biển đến thật sớm. Tiếng chuông chùa đâu đó vỡ ra, ngân dài, đánh thức
thành phố. Phút chốc thành phố bừng tỉnh trong tiếng bước chân của
những người tập thể dục. Khác hơn mọi khi, Kim, Thuỵ và bà Thu không
đi thẳng một mạch xuống băi tắm mà đi ngược về phía hàng dừa dọc theo
bờ biển. Từ đó cả ba men theo bờ cát để ṿng về băi tắm quen thuộc. Họ
đi chậm, nh́n ngắm và lắng nghe tiếng gió vi vu trên ngọn dừa, tiếng
sóng ŕ rầm, tiếng vang vọng thẳm sâu của biển cả.
Bàn chân trần của bà
Thu in lên lớp cát mịn c̣n ẩm sương đêm. Cảm giác mát lành râm ran
chạy khắp cơ thể khiến bà thêm bịn rịn. Bờ biển này, thành phố này đă
đẩy đưa bà đến những cung bậc chót vót của cảm xúc. Bà được thả ḿnh
trong nỗi hân hoan xao xuyến và nén chặt ḷng trong khắc khoải chờ
mong. Chỉ ở nơi đây và cho đến cái tuổi chân đă yếu mắt bắt đầu mờ bà
mới cảm nhận rơ ràng hơn nỗi đau yêu thương vẫn c̣n tiếp tục dày ṿ
trái tim ḿnh. Bà bần thần trước phát hiện đó và không dám nghĩ tiếp
mà dơi mắt phía khơi xa. Màu xanh đặc sánh của sa mạc nước dần dần
nhường chỗ cho màu trắng nhạt. Một lúc sau trên nền trắng như dăy lụa
mờ ấy là màu hồng của vầng dương mới nhú.
Đứng trước băi tắm,
bà Thu cứ thẩn thờ trước vẻ đẹp của mây trời cứ lướt qua vùn vụt. "Chào
Thu, sao mấy ngày qua không thấy Thu tắm biển ?", bà Thu quay lại, gật
đầu chào ông Hà thay cho câu trả lời. Có lẽ cũng không chờ câu trả lời,
hai tay dắt hai đứa cháu, ông Hà đi qua bà Thu, đi qua với bươc chân
thong dong của một người không vướng bận. Kim và Thụy từ sau lưng bà
Thu chạy tới, mỗi người nắm một cánh tay, kéo bà Thu xuống băi tắm. Bà
Thu gỡ tay Kim, Thụy ra, la í ới: "Đồ quỷ, chờ tau cởi áo khoác cái đă
!"
Hai cô bạn đồng nghiệp
lẩn quẩn ngụp lặn bên bà Thu một lúc rồi bỏ bà bạn lại băi cạn sau một
hồi nằn ń lôi kéo không được. Thuỵ, Kim sải tay bơi đi và không quên
quay lại, cười thân thiện và đưa tay vẫy. Bà Thu cũng đưa tay vẫy vẫy,
khích lệ. Kim bơi trước, Thụy đuổi theo sau. Hai cô nàng bơi ra một
quảng rồi lại trở vào, không dám bơi ra xa cho đến khi lôi kéo được
ông Hà tháp tùng. Bơi cạnh ông Hà, Kim và Thụy tỏ ra tự tin và mạnh
mẽ. Ông Hà như cũng được tiếp sức từ sự tin cậy và dáng vẻ trẻ trung
lôi cuốn của hai cô gái. Cả ba bơi ra xa, bơi về phía con thuyền neo
chênh vênh ở phía chân trời. Bà Thu không rời mắt khỏi họ. Có lúc bà
như chỉ c̣n thấy ba đốm sáng di chuyển. Rồi dường như họ bơi tới đích,
họ đưa tay chạm vào mạn thuyền và lại bơi ngược vào bờ. Thoả thê và
mệt nhoài, họ nằm dài trên băi cát nghỉ một hồi để lấy lại sức và lại
tiếp tục bơi. Họ bơi không c̣n để tới đích là con thuyền không bến bờ
kia mà v́ niềm vui được ngụp lặn, được trôi nổi, được đắm ch́m, được
lượng sức ḿnh và được thử sức cùng sóng nước. Nh́n Kim và Thụy sát
cánh bên ông Hà, bà Thu thầm cười: "Sự... phục thù của hai cô nàng là
thế !". Bỗng dưng, bà Thu muốn rời băi cạn và bơi ra xa xa. Ḷng bà
cồn cào ước muốn được vẫy vùng như họ, được một lần nữa thử sức ḿnh.
Đi chưa hết băi cạn, bà
Thu chợt nghe tiếng kêu cứu của Kim và của Thụy. Nh́n không c̣n thấy
cánh tay khoẻ khoắn bơi tung nước và mái tóc bạc trắng của ông Hà, bà
Thu lật đật quay mặt vào bờ, la lên: "Cứu, cứu, có người bị nước cuốn,
cứu, cứu!". Băi tắm ở thành phổ biển hiền hoà này thường an toàn nên
không có phương tiện cứu hộ hay người cứu hộ. Bà Thu thấy hai người
đàn ông đang đắp cát trên bờ vội lao xuống nước bơi hối hả về phía
người bị nạn. Một phút, hai phút... tim bà Thu như ngừng đập cho đến
khi hai người đàn ông mệt lữ kéo ông Hà lên khỏi mặt nước và đặt cái
thân xác rũ riệt tái xanh nằm dài trên băi cát. Kim và Thuỵ hớt hăi
theo sau. Bà Thu luưnh quưnh chen vào giữa cái ṿng người vừa hiếu kỳ
vừa lo lắng. Bà thụp người xuống cạnh ông Hà và không một giây do dự,
cùng một lúc bà vừa đưa tay bóp chặt hai cánh mũi ông Hà vừa gắn chặt
môi ḿnh vào đôi môi tái xám. Bà làm động tác hô hấp ấy quyết liệt đến
nỗi không đếm xỉa ǵ đến bộ răng giả của ông Hà không c̣n bám vào nướu
mà vướng víu và làm đau rát môi miệng ḿnh. Bà gấp gửi truyền cho ông
tất cả hơi thở mà ḿnh có được. Một giây, hai giây... những nỗ lực
điên cuồng của người đàn bà không nguôi yêu thương được đáp lại. Bà
muốn thét lên, muốn oà khóc nức nở khi cảm nhận được dấu hiệu hồi sinh
từ hơi thở của ông Hà. Tuy nhiên, bà kịp gh́m lại. Bà đứng lên và vội
bước ra khỏi đám đông trước khi ông Hà mở mắt và nhận ra bà. Bà đi như
chạy. Dấu chân hằn rơ trên băi cát. Kim và Thuỵ hấp tấp chạy theo, vừa
chạy vừa gọi: "Chị ơi, áo khoác chị đây nè !".
.
TP.HCM, ngày 21.6.2004
BÍCH NGÂN
.
Nguồn:
http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=3071&LOAIID=2&TGID=692
truyện
ngắn 2
Tiếng gọi của con chim sáo
Bích Ngân
Như một cơn lốc, dịch
cúm gà ập vào trại gà của chị Hằng vào một ngày cuối năm. Cả ngàn
con gà đang đẻ trứng lăn ra chết. Cầm những con gà mái mập tṛn,
lông mượt vàng c̣n nóng hổi trên tay, chị Hằng khóc.
Không khóc sao được
khi mỗi sáng ra thăm chuồng, chị vui sướng nh́n những quả trứng
trắng ngà lăn lóc đầy chuồng. Những con gà mái lăng xăng mừng rỡ "lóc
cóc...lóc cóc..." đón chị bằng thứ ngôn ngữ mà chị và lũ gà đều ngầm
hiểu. Mắt chúng rực sáng, chạy ào cả về phía chị. Chị cười bảo: "Ăn
cho no, đẻ cho nhiều nghe...". Bây giờ những con gà chết nằm ngổn
ngang trong chuồng. Có con chết khi đang ăn. Có con chết khi đang đẻ.
Những con sống sót ủ rủ đứng dồn vào một góc. Một không khí lạnh lẽo,
tang tóc bao trùm khu chuồng trại.
Mấy ngày sau, dù đă
được cách li, sát trùng, tẩy uế chuồng, gà vẫn chết hàng loạt. Chết
không kịp chôn. Có người an ủi chị: "Chúng nó đi theo anh Dậu đó chị
Hằng ơi".
Anh Dậu, chồng chị,
là kĩ sư chăn nuôi. Anh đổ mồ hôi sôi nước mắt gom góp gây dựng được
một trại gà vào loại bề thế của cái làng ven sông Vàm Cỏ này. Khi
trại gà bắt đầu sinh sôi th́ anh Dậu bị bệnh nặng và dù chị Hằng đă
tất tả ngược xuôi chạy chữa cho chồng, hết trung tâm y tế huyện đến
bệnh viện tỉnh rồi lên bệnh viện ở Sài G̣n nhưng anh cũng không
thoát khỏi chứng bệnh nan y. Rồi anh Dậu lặng lẽ ra đi vào một buổi
chiều mùa xuân khi nắng tràn vào mái hiên, nơi anh từng nằm sưởi
nắng, lắng nghe đàn gà líu ríu ồn ĩ xao động cả một không gian thanh
b́nh và khuấy động cả khúc sông hiền hoà trước mặt. Ba năm trước chị
vuốt mắt cho chồng, nay dịch cúm gà đă cuốn phăng công lao gây dựng
vất vả của anh.
Chôn những con gà xấu
số xong, chị cho công nhân tạm nghỉ. Ngày hai buổi thắp nhang cho
chồng, chị thắp luôn nắm nhang cho hàng ngàn con gà đă chết. Thức,
chị ngồi lặng hàng tiếng đồng hồ ngoài trại. Chợp mắt, chị hay mơ,
những giấc mơ không trọn vẹn với những h́nh ảnh, những âm thanh
không trọn vẹn. Khi th́ thấy chồng ḿnh lúi húi bên trại gà, khi lại
nghe tiếng anh gọi. Tiếng gọi có lúc thật mơ hồ, khi th́ ở bên kia
bờ sông nơi có những bụi hoa mua tím rịm; khi th́ nhấp nhô hụt hơi
bên những con sóng lao xao; khi th́ nghe tiếng kêu đ̣i ăn của lũ gà;
khi th́ thấy những ả gà mái núc ních, lông óng vàng, mào đỏ chót
đang lóc cóc, lóc cóc...
Trong ngôi nhà ba
gian tươm tất của chị c̣n lại ba sinh linh: con mèo suốt ngày lim
dim ngủ, con sáo và chị. Con mèo vừa lười vừa ranh. Lúc nào ả cũng
muốn bà chủ vuốt ve, cứ cọ cái đuôi dài vào chân tay chị bất kể cả
những lúc chị đang buồn héo ruột héo gan. Bù lại hơi hướm của nó
cũng đủ răn đe mấy con chuột táo tợn mà dường như biết ngôi nhà
thiếu hơi đàn ông nên chúng cứ sục sạo suốt ngày. Con sáo mới là
người bạn thân thiết của chị. Đó là kỉ vật của anh để lại. Một kỉ
vật thiêng liêng. Khi vay bạn bè vốn liếng lập trại, một người bạn
đă tặng anh con sáo. Người bạn cho biết loại sáo này khôn lắm, nuôi
chỉ một năm là biết nói. Con sáo lớn lên, lông đen mượt, mỏ vàng,
chân ch́ lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre mà anh đă công phu
vuốt uốn từng nan. Chị vẫn c̣n nhớ cái cách anh vót những nan tre và
miệng th́ huưt sáo. Rồi mỗi sáng mỗi chiều tiếng huưt sáo của anh và
tiếng nói, tiếng cười của anh làm trái tim chị tràn niềm vui. Một
năm sau, khi con sáo bắt chước tiếng chim chào mào, anh bắt đầu tập
nó nói. Tiếng đầu tiên là: "Hằng ơi...". Mỗi lần chị đi qua, anh chỉ
tay vào chị, gọi: "Hằng ơi...". Con sáo ghếch mỏ, nh́n chị một lúc
rồi cũng khó nhọc cất tiếng gọi: "Hằng ơi...". Một tiếng gọi trầm ấm,
rất là đàn ông. Nhân lứa gà đầu tiên đẻ trứng, cộng thêm sự kiện con
sáo biết nói, anh chị làm bữa nhậu mời bạn bè đến dự.
Tiệc bày ra, chị Hằng bưng mâm đi qua lồng sáo, nó nghểnh cao cổ
hướng về chị và cất tiếng gọi: "Hằng ơi...". Bạn bè ngạc nhiên, tṛn
mắt thán phục cái giọng rất ư là t́nh cảm của con sáo. Lí thú hơn,
nó lại bắt chước được cái giọng ồm ồm của anh Dậu. Một người bạn lên
tiếng: "Dậu này, cậu mà có đi đâu, nghe con sáo gọi chắc bà xă cậu
cũng đỡ nhớ". Họ xúm lại bên lồng chim dạy nó thêm: "Hằng ơi, anh
yêu em lắm". Con sáo gượng cổ cố nhại theo mấy tiếng "anh yêu em lắm"
nhưng nghe không rơ, từng âm cứ dính vào nhau cứ như cơm nếp nấu
nhăo. Nhưng mỗi khi con sáo nói câu ấy, anh Dậu và chị Hằng đều hiểu
nó muốn nói: "Anh yêu em lắm...!"
Chị Hằng cho con sáo
ăn một chế độ đặc biệt: ḷng đỏ trứng gà trộn với gạo lức phơi khô,
nước uống là nước mưa được hứng từ mái hiên nhà. Dần dần nó nói được
nhiều tiếng, nhiều câu. Có ai đến chơi, nó ghếch mỏ chào: "Có khách...
Có khách Hằng ơi". Nhiều khi chị Hằng đi qua, nó nhảy chồm về phía
chị, ánh mắt chớp liên hồi như vừa mừng rỡ vừa vui sướng và chào
bằng một giọng hết sức t́nh cảm mà chị cảm nhận được: "Hằng ơi, anh
yêu em lắm...". Chị nghẹn ngào sững lại, bật thốt thành lời: "Sáo ơi,
tao yêu mày lắm". Hôm đưa đám anh Dậu, con sáo xù lông đứng bất động
ở một góc chuồng, im ĺm như cái xác. Chị Hằng cũng không c̣n nhớ ǵ
để lưu tâm đến nó. Nỗi đau quá lớn khiến chị quên cả việc cho sáo ăn.
Rồi khi vừa từ nghĩa trang về, chị nghe một tiếng gọi khá to và ngân
dài: "Hằng ơi...!" như tiếng của anh Dậu âu yếm gọi chị. Chị bàng
hoàng giữa căn nhà trống vắng rồi thụp xuống ghế, nước mắt trào tuôn.
Cơn xúc động đi qua,
chị đứng lên thắp một nén nhang lên bàn thờ anh th́ cũng là lúc con
sáo liên tiếp gọi: "Hằng ơi, Hằng ơi... anh yêu em lắm...". Chị hạ
chiếc lồng xuống, nhẹ nhàng bắt con sáo đặt vào ḷng bàn tay. Hai
mắt nó chớp chớp rồi buồn bă gọi: "Hằng ơi...". Chị rụng rời, y như
linh hồn anh Dậu nhập vào con sáo, hiện diện trong căn nhà này cùng
chị.
Con sáo làm chị nguôi
ngoai phần nào nỗi thương tiếc chồng. Lạ từ ngày anh Dậu mất, đàn gà
đẻ rất sai. Chị vay thêm tiền ngân hàng, nâng đàn gà từ năm ngàn con
lên gấp đôi. Công việc chăm sóc cũng nhẹ hẳn đi nhờ những người công
nhân thạo việc và trung thành. Chị Hằng dành nhiều thời gian cho con
sáo. Chị thường tưới nước vun bón những chậu hồng quanh đó, lẩn quẩn
quanh con sáo để tṛ chuyện và để thỉnh thoảng được nghe gọi thiết
tha: "Hằng ơi, anh yêu em lắm...".
Chị đang ăn nên làm
ra nhờ trại gà th́ dịch cúm gà ập đến. Một trận cuồng phong, một cơn
động đất ập đến cũng chỉ hăi hùng như thế là cùng.
Chị như kẻ mất hồn,
ngồi lặng lẽ trong căn pḥng có treo chiếc lồng chim sáo phía trước.
Như chia xẻ nỗi buồn với chị, con sáo cũng ít nói hơn, nhưng mỗi khi
chị thắp nhang cho anh Dậu và đàn gà, nó lại ngân lên rất khẽ: "Hằng
ơi...".
Một chiều, khi đang
cho chim sáo ăn, ông trưởng ấp bước vào, vẻ mặt nghiêm trang:
- Chị Hằng ạ, tôi
biết chị sẽ rất buồn nhưng theo lệnh của thị xă, những ai nuôi chim
đều phải giết bỏ để tránh bệnh dịch lây lan...
Chị Hằng không bất
ngờ trước thông tin của ông trưởng ấp, nhưng điều đó có nghĩa là con
sáo của chị cũng phải đem thiêu huỷ! Như bị một nhát dao đâm thẳng
vào tim, chị choáng váng không nói được câu nào, mặt tái đi, cứ như
là chính chị cũng sẽ phải bị hoả thiêu.
Ông trưởng ấp đi rồi,
chị đến bên lồng mở cửa, lặng lẽ đặt con sáo vào ḷng bàn tay. Con
sáo như cũng hiểu được sự nghiêm trọng của những ǵ sắp xảy ra với
nó, khép nép đưa mắt nh́n chị, như ḍ hỏi, như muốn được nghe câu
trả lời của chị. Trời ơi, kỉ vật của anh Dậu, một con sáo mang hồn
người, người bạn thân thiết cùng chị trong ngôi nhà này sắp vĩnh
biệt chị. Vuốt bộ lông đen mượt của nó, nước mắt chị trào ra...
Sáng hôm sau, khi
những thanh niên trong ấp đến nhà chị, trong tay là những bao những
túi chứa xác nhiều loại chim, chị lật đật bước ra, giọng buồn buồn:
- Đêm qua con sáo nhà
tôi bị mèo vồ mất rồi...
Tốp thanh niên định
quay ra th́ một tiếng ồm ồm cất lên từ trong chiếc tủ đặt khuất sau
pḥng khách: "Hằng ơi...". Cả tốp sựng lại lắng nghe. Con chim sáo
bị nhốt trong ngăn tủ tối tăm cứ liên tục kêu: "Hằng ơi...Hằng ơi..."
nghe đau đớn như một lời cầu cứu.
Biết không thể giấu
nổi, chị bật khóc như một đứa trẻ và đành mở tủ, đem con sáo ra.
Con sáo quẹt quẹt cái
mỏ vào mu bàn tay chị rồi nh́n chị, thống thiết cất tiếng gọi: "Hằng
ơi!".
Nguồn:
http://ngonngu.net/extra.php?sec=truyen&ssn=tn0169
truyện
ngắn 3
Phía
mặt trời
.
Bích Ngân
Ông Hậu thức giấc khi tiếng vạc ăn đêm c̣n kêu lác đác ngoài bờ biển.
Ngủ ngon giấc trong căn pḥng không cần máy điều ḥa trên tầng bốn của
một khách sạn ven biển khiến ông khoan khoái. Ông đến bên cửa sổ.
Ngoài kia, biển vẫn một màu xanh đặc sánh. Xa hơn, những ngọn đèn đánh
cá như những v́ sao rơi trên mặt nước lung linh.
Chuông nhà thờ thong thả điểm bốn tiếng. Con đường ven biển đă có
người chạy thể dục. Ông Hậu dơi mắt hướng ra xa khơi. Vùng biển phía
ấy như nhạt hơn. Màu xanh đặc sánh dần dần nhường chỗ cho màu trắng
phơn phớt rồi sáng dần, rơ dần. Một lúc sau trên nền trắng hoa huệ ấy
là màu hồng.
Ông Hậu mải ngắm b́nh minh, không để ư từ cổng khách sạn có một người
phụ nữ đang dắt một đứa bé hướng ra phía biển, cho đến khi họ lẩn vào
vừng hồng trước mặt. Đă ở đây hơn một tuần lễ, đă có ngần ấy buổi chờ
đợi khoảnh khắc đêm và ngày giao nhau, ông biết khách ngụ trong khách
sạn này ít ai ra biển sớm như vậy. Người phụ nữ kia hẳn là người mới
tới. Có lẽ đến từ tối hôm qua. À, mà có lẽ không đến từ tối. Bởi mỗi
tối, ông vẫn thường ngồi ở quán bar cạnh pḥng tiếp tân cho đến khuya.
Ông tự nhiên và mạnh dạn bắt chuyện với những người khách trú cùng
khách sạn. Khi uống cùng nhau vài ba ly bia, bắt tay nhau đôi ba lần
th́ sự khác biệt về xứ sở, về ngôn ngữ, về màu da... không có ǵ là
đáng kể. Ông gần như quen mặt hầu hết khách trọ ở đây. Vậy mà không rơ
v́ sao ông lại ngỡ ngàng và sững lại trước bóng dáng một người đàn bà
xa lạ...
Ông thay đồ tắm, khoác lên ḿnh chiếc khăn dài rộng phủ gần kín tấm
thân trắng trẻo, các bắp thịt đă bắt đầu nhẽo, dấu hiệu tuổi tác của
người đàn ông ở tuổi sáu mươi. Thân thể ấy thường được giữ ấm bằng len
dạ ở một xứ sở miền Bắc Âu gần như lạnh quanh năm mà ông đang định cư.
Với lương hưu vài ngàn đô la một tháng, những tưởng ông sẽ có một cuộc
sống đầy đủ. Nhưng càng ngày ông càng thấm thía sự khốn khó của kẻ chỉ
sống phủ phê trên phương diện vật chất. Nỗi cô độc như lũ gián chui
rúc mọi ngơ ngách và không ngừng gặm nhấm. Thường, ông trốn chạy nó
bằng những chuyến du lịch. Để xê dịch, để gặp gỡ. Và dường như cái
chính là để ngắm nh́n. Ngắm nh́n với đôi mắt thờ ơ của một kẻ không
c̣n mong đợi hay khao khát điều ǵ. Mùa hè năm nay, ông rời xứ sở lạnh
lẽo ấy về thăm quê và đang lưu lại miền biển tràn nắng ấm này.
Khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, kư ức bỗng như một cuộn len bị xổ ra
đang lăn theo con đường nhọc nhằn của năm tháng. Nhiều lúc ông muốn
chúng dừng ở đâu đó, thật lâu.
Ở đâu đó, một bến sông, một mái nhà... đôi khi ông thấy nôn nao, thấy
thèm mùi bếp núc, thấy nhớ một giọng nói, một mái tóc, một làn da...
và rơ hơn cả là khao khát sự dịu dàng.
Sự dịu dàng luôn hàm chứa thứ t́nh cảm trao dâng, nó khiến ông rưng
rưng và làm ông thơ thẩn hàng giờ. Ông hết sức bối rối khi không ngăn
được cái cảm xúc chợt ào đến như một cơn lốc khi thấy bóng dáng của
người đàn bà lủi thủi dắt đứa bé đi về phía biển trong thời khắc nhập
nhoạng giữa ánh sáng và bóng tối. Cảm xúc ấy không rời khỏi ông, khiến
ông phải phá lệ uống cà phê trước lúc tắm biển, cố t́m cho ra tung
tích người phụ nữ đó là ai...
Khi ông xuống đến băi cát, người phụ nữ ấy đă bơi ra xa, về phía vầng
sáng h́nh nan quạt ngày càng trải rộng, sáng hồng trước mặt. Cậu con
trai đang nghịch cát một ḿnh. Cho rằng đó là cơ hội tốt để hỏi về
người mẹ, ông đến bên cậu bé:
- Cháu tên ǵ...?
Thằng bé như không nghe thấy tiếng ông, vẫn cúi xuống nghịch cát. Ông
hỏi thêm lần nữa, giọng to hơn:
- Cháu tên ǵ...?
Thằng bé vẫn không ngước nh́n ông. Ông hơi phật ḷng, định bỏ đi v́
cái tội hỗn láo của nó th́ bất ngờ thằng bé ngước lên. Không phải để
nh́n ông. Một khuôn mặt khờ dại, vô hồn, mũi tẹt, đôi mắt ti hí như
dính vào nhau. Và dù không hiểu biết nhiều về y học, ông Hậu cũng đoán
ra được nó mắc bệnh Đao, một căn bệnh ngu đần ở nhiều trẻ nhỏ. Ông ái
ngại nh́n thằng bé. Nh́n rất kỹ. Nó chừng bảy tuổi. Tóc vàng hoe. Da
trắng bệch. Nó cứ moi tay xuống cát, không biết sẽ để làm ǵ. Nó như
không hay biết sự có mặt của ông. Trong thoáng chốc, ông h́nh dung nỗi
nhọc nhằn, vất vả và cả cay đắng của người mẹ. Một người mẹ bất hạnh
và đáng thương. Nghĩ như vậy, ông quyết định ngồi với thằng bé cho đến
khi người phụ nữ bơi vào.
Biển đă đông người. Mặt trời như một quả cầu lửa
nhô lên khỏi đám mây màu trắng bạc phía chân trời. Giữa bao người đang
bơi lội nô đùa, ông không nhận ra người phụ nữ ấy ở đâu. Nhưng không
hề ǵ. Ông sẽ ngồi bên thằng bé. Và ông thầm trách một người mẹ vô tâm,
để đứa con bệnh hoạn chơi một ḿnh trên biển. Trong lúc chờ đợi, ông
vốc cát đắp cho nó một ṭa lâu đài nho nhỏ...
.
Trong khi ông say sưa đắp ṭa lâu đài, người phụ nữ
đă đứng sau lưng ông. Chị khoác lên người chiếc khăn rộng để che phần
da thịt nơn nà trong bộ bikini hai mảnh. Linh cảm có người đang quan
sát ḿnh khiến ông ngoảnh lại và bắt gặp một đôi mắt to, sâu thẳm, mái
tóc sũng ướt ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Ông bối rối, gần như giật
ḿnh trước sự xuất hiện của chị. Và như để thanh minh, ông lên tiếng
trước:
- Tôi tặng cậu bé ṭa lâu đài này...!
Đến lượt chị bối rối. Ánh nắng buổi sáng soi rơ khuôn mặt đang hồng
lên của chị. Chị cũng rơi vào t́nh trạng khó xử, không biết trả lời
thế nào trước cử chỉ đẹp của người đàn ông mà chị chưa quen. Một ṭa
lâu đài, dù chỉ bằng cát nhưng được đắp bằng ḷng mê say, bằng sự cảm
thông dành cho một đứa trẻ bệnh tật và hoàn toàn xa lạ. Chị ứa nước
mắt, đứng chôn chân một chỗ. Với chị, ṭa lâu đài đó c̣n quư giá hơn
cả ṭa lâu đài bằng bạch kim và với sự vô giá của nó, chị không thể
nói lời cảm ơn. Cuối cùng, chị chỉ ấp úng nói:
- Anh... anh... khéo tay quá...!
Ông Hậu cười. Nụ cười lịch lăm trước câu nói "lấy ḷng" của chị. Ông
dần lấy lại vẻ tự nhiên. Ḷng ông rộn lên khi chị - là ông nghĩ thế -
tặng ông nụ cười của một phụ nữ c̣n rất duyên dáng ở độ tuổi trên bốn
mươi và một lời ban tặng về bàn tay khéo léo của ḿnh. Ông đưa mắt ra
phía biển, tránh nh́n vào đôi chân trắng trẻo, tṛn lẳn lấm tấm cát
của chị. Nhận ra sự lúng túng của ông, chị cười nói:
- H́nh như... anh chưa xuống biển...?
- Vâng...
Chị lại cười, như khuyến khích:
- Vậy th́ ta cùng bơi đi...!
Ông nh́n thằng bé như muốn nói rằng, ông không muốn bỏ rơi nó.
- Không sao đâu - Chị nói - Nó sợ nước, chỉ thích nghịch cát trên bờ
thôi hà...
Thoáng ái ngại nhưng rồi ông cũng cùng chị xuống biển.
Mặt trời bắt đầu chói chang làm cho nước biển trở
nên ấm áp. Chị bơi trước ông, bơi về phía những tia nắng lấp lánh
trước mặt. Trước mắt chị, những chấm nắng chấp chới như những v́ sao
tỏa sáng trên sóng. Chị bơi. Đôi mắt nhắm lại, thỉnh thoảng chớp chớp
để no mắt những v́ sao sáng trên biển. Khoảng cách giữa chị và ông
ngày càng xa. Ông, với sức lực của tuổi tác đă không theo kịp chị. Khi
ngoảnh lại, chị giật ḿnh thấy ông đang giang tay nằm thở. Ông trôi lờ
đờ. Những con sóng nâng ông trên mặt nước. Ông nh́n lên bầu trời màu
ngọc bích và cảm giác chính màu xanh bao la của bầu trời đă nhuộm xanh
biển cả.
Họ nằm tắm nắng. Chị đă bớt ngượng ngùng, bỏ tấm
khăn che, để lộ thân h́nh chắc khỏe. Thân h́nh ấy như đối nghịch với
các cơ bắp đă ít nhiều nhẽo ra ở ông. Nắng khoác lên tấm chăn mỏng màu
vàng, như kéo hai người lại gần hơn. Chị bắt chuyện:
- Mẹ con em vừa tới đây xế qua. Em thích biển lắm...
Ông vội nhỏm vậy trước tiếng "em" bất ngờ từ chính miệng chị. Rồi ông
nằm xuống, chậm răi:
- Tôi ở đây được hơn tuần rồi. Tôi cũng rất thích biển...
Câu chuyện bâng quơ của ông Hậu và người đàn bà mới quen về sóng nước
mây trời, về những miền đất vừa lạ vừa quen măi đến khi nắng lên cao.
Người tắm biển đă thưa dần. Ông muốn làm một cử chỉ ǵ đó để cảm ơn
cuộc gặp gỡ ngoài sự mong đợi.
- Tôi mời mẹ con cô dùng bữa sáng !
Chị nh́n ông, đôi mắt ánh lên một niềm vui không giấu giếm:
- Em cảm ơn anh...! Anh cho mẹ con em mời anh...
Mắt ông vụt sáng, ông nhún vai:
- Thế cũng được... Nhưng chỉ lần này thôi nhé...
Chị mặc quần áo cho con, cùng ông trở lại khách sạn.
***
Những người khách ở trong cùng khách sạn coi nhau như người trong một
nhà. Họ dễ dàng thân nhau qua những bữa cà phê sáng hay ly rượu khuya.
Ông và chị là hai người được cả khách sạn đặc biệt chú ư. Cô tiếp tân,
mỗi khi thấy ông trong bộ quần áo thể thao sáng sáng ra biển, nói đùa:
- Cháu thấy h́nh như bác trẻ ra...
Ông Hậu như cũng cảm thấy điều đó. Buổi sáng đầu tiên, ông khó nhọc mà
vẫn không bơi theo kịp chị. Buổi sáng thứ hai, ông thuê một chiếc phao.
Khi bơi ông đẩy chiếc phao đi trước. Đến lúc mệt, ông bám vào phao để
nghỉ. Chị trên đường bơi vào cũng bám nhờ phao ông. Sang buổi sáng thứ
ba, hai người níu vào phao bơi ra tít ngoài xa. Ông nói với chị bằng
tất cả ḷng chân thành:
- Tôi thương thằng bé lắm!
Chị lặng người. Thằng bé, nỗi đau đeo bám chị. Một vết thương chẳng
bao giờ thành sẹo. Chị nói với ông, giọng trầm buồn:
- Cháu là đứa thứ hai của em. Đứa đầu sinh ra em không được thấy mặt
v́ lúc đó em kiệt sức, sau này em mới biết cháu không được lành lặn
b́nh thường...
Như người sợ sóng, chị bám chặt vào phao, thở:
- Trước em sống trong vùng bị thả thuốc khai quang. Em c̣n may mắn hơn
bà chị ruột kế em là em c̣n có bé Bi. Chị ấy hai lần sinh là hai lần
không dám nh́n mặt con...
Chị buông phao, ngửa người, trôi lờ đờ như một cái xác. Ông lặng nh́n
chị và đẩy chiếc phao hướng về phía chị. Ông đă nghe đă thấy điều
khủng khiếp ấy qua phim ảnh qua báo chí c̣n đây là lần đầu ông được
thấy nỗi đau từ mắt từ môi từ gương mặt từ thẳm sâu tâm hồn của một
người đàn bà đẹp và bất hạnh. Cuộc chiến tranh đi qua đă gần ba mươi
năm nhưng hậu quả của nó c̣n kéo dài không biết đến bao giờ. Nên, dù
ông có an ủi chị bằng cách nào cũng không thể làm chị nguôi ngoai. C̣n
chị, h́nh như không ḱm nén được cái nhu cầu muốn được chia sẻ, chị
đưa tay cho ông nắm rồi ṿng tay vào chiếc phao thở một hồi rồi tiếp:
- Chồng em đă không chịu đựng những cú sốc liên tiếp và cũng không
chịu được sự ngây dại của thằng bé, anh ấy muốn... - chị dừng lại như
nghẹn lời, hồi lâu mới nói tiếp - Em đă không thể chấp nhận nên đành
phải chia tay, dù biết cái lỗi ở anh ấy chỉ là không đủ ḷng yêu
thương...
Những giọt nước mắt trên khuôn mặt chị được nắng sớm chiếu vào, long
lanh như những hạt ngọc trên má. Như để trút đi nỗi cay đắng của ḿnh,
chị thả phao, bơi tiếp ra xa. Nước mắt ḥa vào nước biển. Chị bơi về
phía mặt trời đang ngày một lên cao. Ông cũng buông phao, bơi theo chị.
Chiếc phao bồng bềnh trên sóng. Măi khi chạm được vào người chị, ông
nhô lên khỏi sóng, nói:
- Ta vào đi, em!
Chị ngỡ ḿnh nghe nhầm. Tiếng "em" thoảng trong tiếng sóng. Nhưng chị
lại nghe rất rơ. Từ ngày chia tay chồng, đây là lần đầu tiên chị nghe
được một tiếng "em" gần gũi, thân thương đến thế. Chị thấy tim ḿnh
đập mạnh.
***
Khách sạn tổ chức cho khách thăm khu rừng nguyên sinh. Ông và chị dắt
bé Bi đi cùng. Suốt gần hai tuần nay, ba người họ đi đâu cũng có nhau.
Trong khoảng rừng lốm đốm những chấm nắng tṛn, ông và chị ngả ḿnh
trên thảm cỏ. Trong tay chị là một chùm hoa dại ông hái ven đường.
Trong không gian tĩnh lặng ấy, ông bộc bạch đời ḿnh với chị. Hơn hai
mươi năm trước, vợ con ông đă bị vùi dưới đại dương trong một chuyến
vượt biên. Ông cô đơn nơi đất khách quê người. Lần này về thăm quê,
những người ruột thịt gần gũi ông, người chết già kẻ chết bệnh, số c̣n
lại theo con theo cháu sinh sống tản mát nhiều nơi. Ông có gặp vài
người bạn nhưng t́nh thân cũng không giữ ông được bao lâu. Ông sợ cái
cảm giác làm người khách trong ngôi nhà lạ. Ở khách sạn ông cảm thấy
thoải mái hơn, tuy niềm vui mà ông có được chỉ là cái tạm bợ, thoáng
qua, niềm vui của kẻ không cần cho ai và cũng không mong chờ ai, yêu
thương ai. Rồi bất ngờ ông gặp chị. Như kẻ bơi kiệt sức, chỉ c̣n biết
phó mặc cho ḍng trôi th́ với được chiếc phao. Và ông cho đó là một
cuộc gặp gỡ định mệnh. Chị cảm động đặt bàn tay đă có những chấm đồi
mồi sẫm nâu của ông vào bàn tay nhỏ nhắn của ḿnh:
- Em cũng cảm thấy thế...
Ông ôm chị vào ḷng, vuốt lên mái tóc đă có một vài sợi bạc của chị:
- Đúng là Trời Phật cho anh gặp em...
Lần đầu tiên, hai người hôn nhau trước mặt thằng bé. Nó níu áo chị rồi
ôm lấy chân ông. Chị buông ông ra, ngồi thụp xuống, ôm con vào ḷng.
Chị khóc. Ông cũng không cầm được nước mắt. Chỉ có thằng bé ngây ngô
không biết ǵ cứ nhoài người vùng ra khỏi ṿng tay của mẹ rồi ngồi bệt
xuống đất, đưa tay chỉ trỏ những cánh bướm mong manh bay chấp chới
trên ngọn cỏ.
T́nh yêu làm ông Hậu trẻ lại. Sáng sáng, ông và chị dắt thằng bé ra
biển từ lúc c̣n rất sớm. Ông và chị bơi ra xa, khi màu hoa huệ của
b́nh minh c̣n chưa chuyển thành màu hồng. Họ là những người bơi xa
nhất, chứng kiến sự chuyển đổi sắc màu kỳ diệu của đất trời. Với ông,
dường như càng bơi xa về phía mặt trời, ông càng thấy khỏe ra, và cũng
chưa lúc nào ông khao khát ḿnh được trẻ hơn, khỏe hơn như lúc này.
Khi quay lại, tràn trề niềm vui, ông moi bắt những con c̣ng bỏ vào túi
nhỏ mang theo, sửa sang bồi đắp ṭa lâu dài bị sạt lở và kiên tŕ tập
cho thằng bé quen nước, quen sóng. Cuối cùng sự kiên nhẫn của ông được
đền bù. Thằng bé không c̣n sợ nước và bắt đầu đùa nghịch với những con
sóng tràn lên băi cát. Dần dần, nó dạn dĩ lên, biết đưa cả hai tay nắm
lấy tay chị, tay ông và kéo cả hai người chạy ào xuống biển.
***
Ông Hậu đưa hai mẹ con người phụ nữ về nơi chôn nhau cắt rốn của ḿnh
tận vùng cát cháy Điện Bàn. Ông bà họ mạc chỉ c̣n trong lờ mờ kư ức
với những nấm mồ rải rác nằm dọc theo sườn đồi c̣i cọc cỏ cây và oi ả
nắng. Rồi ông theo chị về miệt rừng đước U Minh, nơi chị sinh ra và
lớn lên với biết bao kỷ niêm c̣n lưu giữ. Kư ức tuổi thơ nhọc nhằn của
chị càng khiến ông yêu thương và muốn bù đắp thật nhiều cho chị. Chị
c̣n đưa ông xuống tàu ra tận Ḥn Khoai, một ḥn đảo xanh tươi giữa
mênh mông trời nước mà lần đầu ông đặt chân tới. Ông cúi xuống ḍng
suối trong ngần, đưa tay bụm một bụm nước ngọt mát rượi kề môi uống
cạn. Ông bụm một bụm nước nữa, cho chị... Cả hai cứ lặng đi v́ hạnh
phúc, ngỡ như ḿnh lạc vào xứ sở thần tiên với ḍng suối, tiếng chim,
bóng cây, mây trời và tiếng ŕ rầm của sóng.
Trước khi ông lên máy bay trở về nơi đang định cư, họ quay trở lại
khách sạn ven bờ biển, nơi định mệnh cho hai người gặp nhau. Một tối,
ông ngồi với chị khá lâu trong nhà ăn. Chị uống hơi nhiều và rất vui.
Niềm vui lây sang ông. Lây sang cả những người bạn chung quanh.
Chị ghé sát tai ông, th́ thầm một điều ǵ. Mắt ông sáng lên, hấp tấp
hỏi lại:
- Chắc chớ em? Chắc chớ em...?
Chị gật đầu. Ông kéo chị vào ḷng, ngồi lặng đi...
Trên chiếc giường êm, ông trằn trọc, không sao chợp mắt. Ông sẽ có
con. Một đứa con an ủi tuổi già. Có mơ ông cũng không tưởng nổi có
được hạnh phúc này. Ông kéo chị sát vào ḿnh và ôm thật chặt: "Anh
biết ơn em! Em với con là tất cả...". Chị bịt miệng ông bằng những nụ
hôn.
Khi buông nhau ra, chị chợt nghe tiếng ngáy đều đều của bé Bi bên cạnh.
Chị nh́n sang con. Dưới ánh sáng hồng hồng của chiếc đèn ngủ, gương
mặt ngây ngô của thằng bé trông thật đáng thương. Chị quay lại ông:
- Lỡ em lại sanh ra một đứa con giống như bé Bi...?
Không chút nghĩ ngợi, ông trả lời ngay:
- Th́ ḿnh sẽ nuôi nó như nuôi anh của nó!
- Nhưng như thế em lại đặt lên vai anh một gánh nặng..
- Anh đủ sức gánh mà, em!
Buổi sáng, chị dắt con cùng ông ra biển. Ông và chị để bé Bi ngồi
nghịch cát. Hai người bơi ra xa. Phía đông, vầng sáng màu hồng đă thay
cho màu hoa huệ. Chị vẫn bơi cạnh ông. Khi dừng lại nghỉ lấy hơi, chị
nói với ông:
- Lỡ em lại sanh một đứa con không lành lặn hay đần độn...
Ông lấy bàn tay vuốt tràn nước biển mặn lên gương mặt buồn thiu của
chị:
- Th́ ḿnh cũng chăm sóc nó...
- Nhưng nó sẽ khổ suốt đời...
Chị buông phao, lặng lẽ bơi đi, bơi trước ông. Mặt trời bắt đầu nhô
cao. Trước mắt chị, những đốm nắng long lanh trên mặt sóng. Ông bơi
theo, nhưng không theo kịp chị. Giữa hai người là một khoảng cách.
Khoảng cách đó như mỗi lúc mỗi kéo dài ra. Và biển mênh mông đang nối
liền chân trời mờ mờ trước mặt. Ông vừa bơi vừa gọi:
- Đừng ra xa nữa em, bơi vào đi...!
Chị như không nghe thấy, cứ tiếp tục bơi. Chỗ ông dừng lại cách bờ đă
khá xa. Ông lo lắng khi thấy chị vẫn bơi. Ông gọi to:
- Em ơi, bơi vào đi...!
Chị vẫn sải tay bơi. Từ xa, ông cảm giác như chị sắp chạm phải mặt
trời chói ḷa trước mặt.
Trước mắt chị, biển chao nghiêng. Qua lớp sương mỏng được nắng chiếu
vào, chiếc cầu vồng của quá khứ đột ngột hiện ra. Chiếc máy bay thả
khói trắng lên Làng rừng, nơi gia đ́nh chị và bà con làng rừng sống
xúm xít bên nhau. Chị, cô bé mười hai tuổi sấp ngửa chạy theo cha mẹ
anh chị, chạy theo cả làng, chạy về phía cánh rừng bạt ngàn trước mặt,
vừa chạy vừa ho, ho sặc sụa, ho sưng vù mặt mũi... Chị cứ chạy, cắm
đầu cắm cổ chạy cho đến khi gặp đứa con mà chị chưa bao giờ thấy mặt,
trầy trụa thiếu tay thiếu mũi đứng ngay trước mặt và mở miệng lắp bắp
gọi mẹ. Rồi thằng bé Bi ngô nghê nhăn mũi cười thành tiếng và đứa trẻ
mới sinh c̣n đỏ hỏn cũng mang vẻ mặt vừa dị thường vừa đần độn của hai
thằng anh của nó. Ba núm ruột máu mủ, ba đứa con tật nguyền của chị
ngăn trở chị và kéo chị xa, thật xa.
Ông hốt hoảng, gào lên:
- Cứu... cứu với...! Có người sắp chết đuối! Cứu...
Chị ngoi lên, ngụp xuống. H́nh ảnh những đứa con trĩu nặng như những
quả ch́ cứ kéo chị xuống...
Dồn hết sức lực và yêu thương, ông bơi về phía chị. Mặt trời chói ḷa
trước mặt.
Bích Ngân
Nguồn:
Đă đăng trên báo
điện tử ThanhNien online (thanhnien.com.vn)
&
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2nvn2n4n31n343tq83a3q3m3237nvn
Đưa lên
web.:
19-12 HB6 (2006)
Trở về trang ngỏ &
mục lục trang của những người cùng thời / 1asphost
http://c.1asphost.com/TrXuan
An/an/trangcnncthoi/trangcnncthoi.htm
hoặc:
Trang ngỏ
& mục lục của tuyển tập thơ - văn - luận của những người cùng thời /
Google
http://www.tranxuanan-trangcnncthoi.blogspot.com
( xem tiếp văn của những
người cùng thời -- trang 5 )